Ngành công nghệ thực phẩm là một ngành được khá nhiều bạn trẻ lựa chọn. Bài viết này chia sẻ bí quyết xin việc ngành công nghệ thực phẩm hiệu quả.
Xin việc luôn là vấn đề gây đau đầu cho mỗi sinh viên khi ra trường bởi trong thời buổi cạnh tranh như hiện nay, để tìm được một công việc phù hợp không phải là một điều dễ dàng. Vậy với một ngành được đánh giá là khá hot thì cơ hội xin việc ngành công nghệ thực phẩm sẽ ra sao?
Ngành công nghệ thực phẩm vẫn luôn được xem là một ngành hot, là sự lựa chọn ưu tiên của học sinh theo khối B (chỉ sau ngành y). Vì vậy, rất nhiều phụ huynh cũng như các bạn học sinh băn khoăn với câu hỏi ngành công nghệ thực phẩm sau tốt nghiệp có thể đảm nhiệm các công việc gì?
Sau đây là một số công việc liên quan đến ngành công nghệ thực phẩm mà chúng tôi tổng hợp được từ chính các bạn sinh viên đã theo học ngành này và từ nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm, ăn uống đưa ra.
Giảng viên công nghệ thực phẩm: sinh viên học ngành công nghệ thực phẩm nếu có kiến thức vững vàng cộng với khả năng về nghiệp vụ sư phạm sẽ có cơ hội được nhà trường giữ lại hoặc giới thiệu tới các môi trường cần đến giảng viên công nghệ thực phẩm. Nếu trở thành giảng viên, bạn sẽ hưởng mức lương và trợ cấp theo các bậc lương hiện hành được Nhà nước quy định.
Nhân viên công nghệ thực phẩm: hầu hết các công ty, doanh doanh kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm đều cần đến những nhân viên am hiểu về công nghệ thực phẩm để giúp họ vận hành, kiểm duyệt các quy trình sản xuất, đảm bảo thông số kĩ thuật và chỉ tiêu dinh dưỡng… Tuỳ theo quy mô sản xuất của các doanh nghiệp mà bạn sẽ đảm nhiệm các vị trí chuyên môn khác nhau, mức lương cũng sẽ dao động từ 6 – 15 triệu đồng/ tháng.
Nhân viên quảng cáo trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm: nếu là một người có kiến thức chuyên môn về công nghệ thực phẩm lại có khả năng làm truyền thông tốt thì bạn hoàn toàn thích hợp với vị trí nhân viên quảng cáo cho các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm. Công việc của bạn là dựa vào vốn kiến thức của mình để giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh, quảng bá thương hiệu, khai thác thị trường tiềm năng và gây dựng lòng tin nơi người tiêu dùng. Nhân viên quảng cáo trong ngành công nghệ thực phẩm có mưac lương dao động từ 8 – 12 triệu đồng/ tháng.
Nhân viên kiểm duyệt vệ sinh an toàn thực phẩm: bạn sẽ công tác tại các tổ kiểm duyệt vệ sinh an toàn thực phẩm do Bộ Y tế hoặc các đơn vị chức năng có thẩm quyền giao phó và hưởng lương theo quy định của Nhà nước. Công việc của bạn sẽ là kiểm tra nguồn gốc xuất xứ của các loại thực phẩm khu vực mình quản lý để đảm bảo nguồn thực phẩm cung cấp đến người dân là an toàn, hợp vệ sinh, tổ chức báo cáo, tịch thu, tiêu huỷ thực phẩm gây hại đến sức khoẻ con người…
Ngoài ra, cơ hội xin việc ngành công nghệ thực phẩm còn được mở rộng ở các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Với mỗi doanh nghiệp sẽ yêu cầu nội dung công việc cụ thể và được trao dổi kĩ hơn trong quá trình phỏng vấn hoặc thử việc. Nói chung, có khá nhiều vị trí mà một cử nhân ngành công nghệ thực phẩm có thể đảm nhiệm được.
Một số trường như đại học Bách Khoa Hà Nội, học viện Nông Nghiệp Việt Nam, đại học Công nghiệp Hà Nội… là những trường đào tạo ngành công nghệ thực phẩm tốt nhất hiên nay tại Hà Nội mà bạn có thể tam khảo.
Tham khảo thêm: Các trường đào tạo ngành công nghệ thực phẩm hàng đầu hiện nay
Xin việc ngành công nghệ thực phẩm hiện nay được đánh giá là không quá khó khăn bởi nhu cầu về thực phẩm của con người là không bao giờ mất đi. Đặc biệt, trong bối cảnh dân số ngày càng tăng, tình trạng ô nhiễm, thực phẩm bẩn càng khiến người dân quan tâm và yêu cầu cao hơn về chất lượng dinh dưỡng cho người thân và gia đình. Cùng với đó là sự đầu tư ồ ạt vào lĩnh vực kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống giúp cho cơ hội việc làm cũng như mức lương dành cho những người làm trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm có điều kiện nâng cao.
Tuy nhiên, cũng giống như bất kì ngành học nào khác, sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ thực phẩm cũng đứng trước những cơ hội và thách thức khi đi xin việc. Để có thể tìm được một công việc tốt, nghĩa là phải có môi trường thuận lợi cho sự cống hiến, làm việc của bạn, cũng như đem lại khoản thu nhập xứng đáng và đáp ứng một số nguyện vọng khác của mình, ứng viên cần có bí quyết xin việc ngành công nghệ thực phẩm.
Ngoài gây dựng lòng tin với nhà tuyển dụng ở nền tảng kiến thức chuyên môn, các ứng viên khi đi xin việc cũng cần thể hiện được niềm đam mê, mong muốn gắn bó và cống hiến với vị trí ứng tuyển. Đặc biệt, bạn sẽ tạo được ấn tượng, thiện cảm của nhà tuyển dụng nếu biết cách trình bày bản cv xin việc ngành công nghệ thực phẩm của mình một cách khoa học, độc đáo.
Tham khảo thêm: Cách viết mục tiêu mục tiêu nghề nghiệp công nghệ thực phẩm cuốn hút
Bài viết này của congnghethucpham24h.com đã cung cấp cho bạn những cơ hội, vị trí việc làm và những lưu ý hữu ích khi xin việc ngành công nghệ thực phẩm. Hy vọng, với những thông tin trên bạn sẽ có thêm động lực cũng như sự tự tin cần thiết khi ứng tuyển vào các vị trí trong ngành công nghệ thực phẩm.
>>> Xem thêm các bài viết:
Bạn đang muốn tìm hiểu huấn luyện viên cá nhân là gì và có những yêu cầu tuyển dụng cụ thể ra sao? Hãy cùng chúng tôi tham khảo rõ hơn qua bài viết sau.
Tìm hiểu ngành khoa học dinh dưỡng và ẩm thực là gì? Mục tiêu của ngành khoa học dinh dưỡng và ẩm thực là gì? Cơ hội việc làm và mức lương ngành này.
phóng viên là gì? phóng viên và nhà báo có giống nhau không? tố chất để trở thành một phóng viên là gì? click để tìm hiểu chi tiết về phóng viên nhé!