Tính kỷ luật và cách để bạn rèn luyện tính kỷ luật hiệu quả nhất

Tính kỷ luật là một trong những đức tính cần thiết cho mỗi người trong cuộc sống. Hãy cùng nhau tìm hiểu về khái niệm, vai trò và rèn luyện tính kỷ luật nhé.

Tính kỷ luật là một trong những đức tính cần thiết, mang lại lợi ích thiết thực cho mỗi người trong cuộc sống. Vì vậy, hãy cùng nhau tìm hiểu về khái niệm, vai trò, cũng như cách để rèn luyện tính kỷ luật ở bài viết này nhé.

1. Tính kỷ luật là gì?

Tính kỷ luật là khả năng chủ động thực hiện theo kế hoạch và những định hướng của bản thân mà không cảm thấy do dự, thiếu quyết đoán cho dù đối mặt với nhiều cám dỗ, thử thách. Thông thường, một người có tính kỷ luật sẽ có thể tự kiểm soát bản thân, không dễ bị xao nhãng và biết nói không với những cám dỗ.

Tính kỷ luật và cách rèn luyện

2. Vai trò của tính kỷ luật

Như đã đề cập, tính kỷ luật là một đức tính cần có, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho mỗi người trong cuộc sống. Những lợi ích của tính kỷ luật có thể kể đến như là:

Thứ nhất, tính kỷ luật giúp bạn tự quản lý chính mình. Khi đó, bạn sẽ biết cách tự sắp xếp thời gian sao cho hợp lý và lên kế hoạch rõ ràng để thực hiện những dự định của bản thân mà không cần đến sự đốc thúc của người khác.

Thứ hai, tính kỷ luật giúp bạn loại bỏ được sự lười biếng. Nếu bạn rèn luyện được tính kỷ luật và khiến tính kỷ luật trở thành thói quen sinh hoạt cũng như làm việc, bạn sẽ quyết đoán hơn khi đứng trước những cám dỗ như ngủ nướng, giải lao quá giờ,… Và từ đó bạn sẽ dần dần khắc phục được sự lười biếng của bản thân.

Thứ ba, tính kỷ luật giúp bạn được đánh giá cao. Nó sẽ giúp bạn kiên trì thực hiện công việc dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, từ đó tạo được niềm tin đối với mọi người. Thông thường, những người lãnh đạo là người có tính kỷ luật và đốc thúc tính kỷ luật của nhân viên trong công việc.

3. Làm cách nào để rèn luyện tính kỷ luật hiệu quả

Để hình thành cũng như duy trì tính kỷ luật, bạn cần phải trải qua một quá trình rèn luyện. Hãy rèn luyện đức tính này cho bản thân bằng những cách sau đây:

Phải biết tự nhận thức, ý thức hành vi

Như đã đề cập, tính kỷ luật là khả năng chủ động thực hiện theo kế hoạch và những định hướng của bản thân. Vì vậy, trước hết, bạn phải có những định hướng đúng, bằng cách tự nhận thức những hành vi nào là đúng, là phù hợp để bạn thực hiện những mục tiêu của mình.

Bên cạnh việc nhận thức, bạn cần phải tự ý thức được hành vi của mình, tức là nhận ra được những gì bạn đang làm là đúng hay sai, là có kỷ luật hay không. Từ nhiều lần như vậy, dần dần bạn sẽ nhận thức được những “lỗi sai” đó trước khi bạn thực hiện hành vi đó.

Bám sát kế hoạch đã đề ra

Khi bạn đề ra những kế hoạch, định hướng của bản thân về một vấn đề gì đó, hãy quyết tâm thực hiện chúng. Để có thể theo dõi được bạn đã thực sự quyết tâm hay chưa, hãy bắt đầu bằng cách đề ra những mục tiêu có thể đo lường được. Điều này có nghĩa là, mục tiêu mà bạn đặt ra cần phải đo lường được bằng con số cụ thể (ví dụ như mục tiêu học Tiếng Anh 2 tiếng mỗi ngày). Sau đó, bạn có thể đánh giá kết quả thực hiện bằng cách so sánh với con số đó. 

Tính kỷ luật là gì

Điều này không chỉ giúp bạn theo dõi xem mình đã đạt mục tiêu hay chưa, mà còn tránh làm bạn cố gắng một cách vô thức. Sau nhiều lần quyết tâm và thực hiện được, thì dần dần bạn sẽ rèn luyện được tính kỷ luật cho mình, và không cần đến những “dụng cụ đo lường” như thế này nữa. 

Luôn luôn đúng giờ bằng cách sớm hơn

Hãy rèn luyện tính kỷ luật của mình từ những thói quen nhỏ nhặt nhất, trước hết là luôn đúng giờ trong mọi cuộc hẹn. Ngoài ra, hãy khiến bản thân chủ động hơn trong mọi trường hợp xấu có thể xảy ra như tắc đường, kẹt xe,… bằng cách xuất phát sớm hơn.

Hạn chế nói “không” dù không thích

Việc nói quá nhiều từ “không” đôi khi sẽ làm bạn cũng như người đối diện cảm thấy nhụt chí và chán nản. Trong một số trường hợp, thay vì nói “không”, hãy sử dụng những từ nói giảm, nói tránh khác để từ chối, ví dụ như “Dừng lại!”, “Điều ấy có vẻ rất nguy  hiểm!”,…

Có thể thấy rằng, tính kỷ luật không những giúp bạn loại bỏ những thói quen xấu mà nó còn là điều kiện tốt để bạn đạt được những lợi ích có giá trị trong cuộc sống. Vì vậy, hãy rèn luyện để hình thành đức tính này, cũng như duy trì nó để phát triển bản thân.

>>> Xem thêm các bài viết:

5/5 (2 bình chọn)
Tin liên quan