Nắm rõ những quy định về quy trình và thủ tục làm giấy khám sức khỏe

Giấy khám sức khỏe được sử dụng để hoàn thành hồ sơ du học, hồ sơ đi làm, hồ sơ xuất khẩu lao động… Đây là giấy tờ chứng minh điều kiện sức khỏe của một cá nhân đủ để học tập hoặc làm việc. Làm giấy khám sức khỏe có thể mất khá nhiều thời gian nếu bạn không nắm rõ quy trình thủ tục. Trong bài viết hôm nay, chúng ta hãy cùng congnghethucpham24h.com tìm hiểu về quy trình và thủ tục làm giấy khám sức khỏe tại các cơ sở y tế nhé!

1. Tìm hiểu về quy trình và thủ tục làm giấy khám sức khỏe

1.1. Khám sức khỏe ở đâu?

Giấy khám sức khỏe là giấy tờ không thể thiếu được khi  bạn làm hồ sơ xin việc, hồ sơ xin đi học hoặc làm visa xuất nhập cảnh. Hiện nay, các cơ quan đơn vị có quy định chặt chẽ về điều kiện sức khỏe của người đi học hoặc đi làm. Vì vậy, bạn cần đến các cơ sở y tế để khám sức khỏe tổng quát và được cấp giấy khám sức khỏe.

Khám sức khỏe tại các cơ sở y tế có đủ thẩm quyền
Khám sức khỏe tại các cơ sở y tế có đủ thẩm quyền

Cũng theo quy định của Nhà nước, không phải tất cả các cơ sở y tế đều có đủ thẩm quyền khám và cấp giấy khám sức khỏe. Chỉ những bệnh viện, phòng khám hoặc cơ sở y tế được Bộ Y tế cấp phép thì mới có thể khám và trả giấy khám sức khỏe.

Tham khảo thêm: Các thông tin về giấy khám sức khỏe bệnh viện E

1.2. Nội dung và chi phí khám sức khỏe

1.2.1. Các nội dung khám sức khỏe

Tùy thuộc vào mục đích của người đi khám mà những nội dung khám sức khỏe có thể là đầy đủ hoặc rút gọn bớt đi. Thông thường các cơ sở y tế sẽ cung cấp sẵn dịch vụ khám sức khỏe tổng quát. Nếu bạn muốn khám kỹ hơn phần nào thì đăng ký và bạn sẽ phải trả thêm tiền khám phần đó.

Khi khám tổng quát đầy đủ tất cả các bộ phận trên cơ thể, bạn sẽ được thăm khám những nội dung sau đây:

- Khám kiểm tra thể trạng thông qua các chỉ số chiều cao, cân nặng, huyết áp…

- Khám nội tổng quát để kiểm tra tình trạng của các cơ quan trong cơ thể, chẳng hạn các cơ quan tiêu hóa, cơ quan hô hấp, tim mạch, khám tiết niệu…

- Kiểm tra thị lực và các tật về mắt.

Các nội dung khám sức khỏe tổng quát
Các nội dung khám sức khỏe tổng quát

- Kiểm tra tình trạng của răng  và nướu lợi, kiểm tra cao răng và nguy cơ sâu răng.

- Khám nội soi Tai – Mũi – Họng.

- Xét nghiệm máu.

- Xét nghiệm nước tiểu.

- Chụp X-quang tim và phổi.

- Siêu âm tổng quát phần ổ bụng.

- Siêu âm tuyến tiền liệt ở nam giới; siêu âm vú, tử cung và buồng trứng ở nữ giới.

1.2.2. Chi phí khám sức khỏe

Quy trình và thủ tục làm giấy khám sức khỏe ở các bệnh viện, cơ sở y tế là tương đối giống nhau. Hiện không có quy định nào về mẫu giấy khám sức khỏe dùng chung, bở vậy các bệnh viện hoặc cơ sở ý tế đều tự thiết kế mẫu giấy khám sức khỏe của riêng mình.

Chi phí khám và làm giấy khám sức khỏe tại mỗi cơ sở y tế cũng có sự khác nhau. chỉ cần không vượt quá mặt bằng chung là được. Nếu người khám sức khỏe không thuộc vào các trường hợp được miễn giảm chi phí làm giấy khám sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế thì mức chi phí thậm chí có thể linh hoạt hơn thỏa thuận giữa hai bên.

Chi phí khám sức khỏe theo quy định của mỗi cơ sở y tế
Chi phí khám sức khỏe theo quy định của mỗi cơ sở y tế

Trong trường hợp người khám sức khỏe yêu cầu cấp nhiều hơn một tờ giấy khám sức khỏe thì sẽ phải nộp thêm phí tương ứng với số bản cấp thêm. 

Tham khảo thêm: Giấy khám sức khỏe bao nhiêu tiền? Giá các loại dịch vụ khám sức khỏe

2. Quy trình và thủ tục làm giấy khám sức khỏe

2.1. Chuẩn bị hồ sơ khám sức khỏe

Theo quy định của Bộ Y tế, có hai trường hợp khám sức khỏe đó là khám sức khỏe cho người trên 18 tuổi và khám sức khỏe cho người dưới 18 tuổi. Đối với mỗi trường hợp, chi phí, hồ sơ khám sức khỏe và giấy khám sức khỏe có một vài sự khác nhau.

2.1.1. Quy định về hồ sơ khám sức khỏe

Người từ đủ 18 tuổi trở lên sẽ sử dụng mẫu giấy khám sức khỏe theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 14/2013/TT-BYT hướng dẫn về quy trình và thủ tục khám sức khỏe.

Trường hợp người chưa đủ 18 tuổi thì sẽ sử dụng mẫu giấy khám sức khỏe theo quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo thông tư trên.

Chuẩn bị hồ sơ khám sức khỏe
Chuẩn bị hồ sơ khám sức khỏe

Trong cả hai rg hợp, trên giấy khám sức khỏe đều phải ghi đầy đủ thông tin liên lạc của người khám và dán ảnh thẻ 4x6cm. Ảnh thẻ được chụp trên nền trắng trong vòng tối đa là 6 tháng tính từ thời điểm làm hồ sơ khám sức khỏe.

Đặc biệt, trong trường khám sức khỏe không có đủ năng lực hành vi dân sự mà người nhà đề nghị khám sức khỏe thì sẽ sử dụng mẫu giấy khám theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 trong Luật khám bệnh, chữa bệnh. Bên cạnh đó, cha mẹ hoặc người thân hoặc người giám hộ hợp pháp cũng cần chuẩn bị thêm văn bản đồng ý cho khám sức khỏe.

2.1.2. Quy định về hồ sơ khám sức khỏe định kỳ

Trong trường hợp người đến khám có nhu cầu khám sức khỏe định kỳ (thường là theo quy định của các nhà máy, xí nghiệp), thì cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm những giấy tờ như sau:

- Sổ khám sức khỏe định kỳ. Mẫu sổ đã được quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 14/2013/TT-BYT.

- Trong trường hợp đi khám sức khỏe đơn lẻ thì cần có thêm giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc, công tác. Nếu khám sức khỏe tập thể thì người khám sức khỏe cần phải có tên trong danh sách khám sức khỏe định kỳ được cung cấp bởi cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc, công tác.

Khám sức khỏe định kỳ theo hợp đồng
Khám sức khỏe định kỳ theo hợp đồng

2.2. Thủ tục làm giấy khám sức khỏe theo hướng dẫn của Bộ Y tế

Cũng trong Thông tư 14, Bộ Y tế có ghi rõ hướng dẫn về thủ tục khám sức khỏe tại các cơ sở y tế đủ thẩm quyền. Theo đó, quy trình khám sức khỏe được tiến hành như sau:

- Người đến khám nộp hồ sơ khám sức khỏe.

- Người tiếp nhận hồ sơ sẽ đối chiếu ảnh trên hồ sơ với người đến khám để xác nhận nhân thân.

- Nếu ảnh hợp lệ thì người tiếp nhận hồ sơ sẽ đóng dấu giáp lai vào ảnh.

- Kiểm tra và đối chiếu chứng minh thư/ căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người giám hộ trong trường hợp đề nghị khám sức khỏe cho người không có đủ năng lực hành vi dân sự.

- Y bác sĩ sẽ hướng dẫn quy trình khám sức khỏe cho người đến khám.

- Y bác sĩ có trách nhiệm sẽ thực hiện các nội dung khám sức khỏe tổng quát và khám sức khỏe theo yêu cầu.

Thủ tục làm giấy khám sức khỏe
Thủ tục làm giấy khám sức khỏe

Sau mỗi hạng mục khám, kết quả sẽ được ghi chép lại chi tiết vào trong giấy khám sức khỏe kèm theo nhận xét và chữ ký của bác sĩ thực hiện khám sức khỏe. Sau đó, kết quả phân loại sức khỏe hoặc kết luận bệnh tật và phương pháp điều trị sẽ được ghi vào trong giấy khám sức khỏe. Giấy khám sức khỏe hợp lệ sẽ có đủ chữ ký và con dấu cần thiết.

Tham khảo thêm: Danh sách bệnh viện được cấp giấy khám sức khỏe

Trên đây là những thông tin về quy trình và thủ tục làm giấy khám sức khỏe tại các cơ sở y tế. Bạn cần lưu ý là phải đến khám tại các cơ sở y tế được Bộ Y tế cấp phép thẩm quyền nhé. Ngoài ra, không nên sử dụng dịch vụ làm giấy khám sức khỏe giả trôi nổi trên thị trường, vì như vậy sẽ không đánh giá được đúng tình trạng sức khỏe của bản thân.

5/5 (2 bình chọn)
Tin liên quan