Thời hạn của giấy khám sức khỏe là thời gian quy định của giấy khám sức khỏe có hiệu lực và còn giá trị sử dụng. Giấy khám sức khỏe sẽ có hiệu lực trong vòng 12 tháng kể từ ngày ký kết luận sức khỏe. Đối với việc khám sức khỏe cho người Việt Nam làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng thì giấy khám sức khỏe sẽ quy định theo quốc gia, vùng lãnh thổ mà người lao động Việt Nam đến làm việc.
- Đối với trường hợp khám sức khỏe đơn lẻ thì thời hạn trả giấy khám sức khỏe cho người được khám của cơ sở khám sẽ được thực hiện trong vòng 24 giờ kể từ lúc việc khám sức khỏe kết thúc. Trừ những trường hợp phải khám, xét nghiệm bổ sung theo như yêu cầu của người khám sức khỏe.
- Đối với trường hợp khám sức khỏe tập thể theo hợp đồng thì thời hạn trả giấy khám sức khỏe cho người khám sẽ được thực hiện theo thỏa thuận đã ghi trong hợp đồng.
Thời hạn giấy khám sức khỏe được quy định tại Điều 8 của Thông tư 14/2013/TT-BYT về việc cấp giấy khám sức khỏe như sau:
Giấy khám sức khỏe có hiệu lực trong vòng 12 tháng và được cấp một bản cho người được khám sức khỏe. Nếu trường hợp người được khám sức khỏe yêu cầu cấp nhiều Giấy khám sức khỏe thì cơ sở khám thực hiện như sau:
- Tiến hành việc nhân bản giấy khám sức khỏe có chữ ký của người kết luận trước khi đóng dấu. Số lượng Giấy khám sức khỏe sẽ được nhân bản đúng theo yêu cầu của người được khám sức khỏe.
- Sau khi tiến hành việc nhân bản sẽ tiến hành dán ảnh và đóng dấu giáp lai vào giấy khám sức khỏe bản phô tô, đóng dấu theo quy định tại Khoản 3 Điều 7 của Thông tư này.
Theo quy định thì người khám sức khỏe được chỉ được cấp một bản. Trường hợp mà người khám sức khỏe yêu cầu cấp nhiều bản thì cơ sở khám sức khỏe đó sẽ thực hiện nhân bản giấy khám sức khỏe, dán ảnh và đóng dấu giáp lai theo quy định. Kết quả khám sức khỏe định kỳ sẽ có giá trị sử dụng đúng với quy định của pháp luật.
Thời hạn giấy khám sức khỏe theo quy định tại Khoản 5 Điều 1 của Thông tư 14/2013/TT-BYT quy định về việc người có giấy khám sức khỏe do các cơ sở y tế có thẩm quyền tại nước ngoài cấp thuộc vào trường hợp được sử dụng tại Việt Nam thì thời hạn sử dụng của giấy khám sức khỏe đó phải không quá 6 tháng kể từ ngày cấp. Giấy khám sức khỏe đó phải được dịch sang tiếng Việt và có chứng thực bản dịch.
Khi thực hiện khám sức khỏe để đi xin việc bạn cần chú ý đến thời gian xin việc để thực hiện khám sức khỏe sao cho đúng thời gian. Tránh trường hợp khi đi xin việc rồi mà vẫn chưa có giấy khám sức khỏe để nộp cho nhà tuyển dụng. Hiện nay để thực hiện khám sức khỏe khi đi xin việc thì có rất nhiều nơi thực hiện khám sức khỏe. Việc của bạn là chỉ cần tham khảo và tìm hiểu các bệnh viện, cơ sở y tế uy tín để tiến hành khám. Việc khám và nhận kết quả cũng không mất quá nhiều thời gian nên bạn chỉ cần phân bổ thời gian hợp lý giữa việc khám và nộp hồ sơ xin việc cho nhà tuyển dụng.
Nếu bạn đã có giấy khám sức khỏe để nộp cho nhà tuyển dụng khi xin việc thì cần phải kiểm tra lại xem giấy khám sức khỏe còn hiệu lực không. Nếu bạn không kiểm tra trước mà nộp ngay cho nhà tuyển dụng thì giấy khám sức khỏe đó cũng không còn giá trị. Vậy nên bạn cần chú ý kiểm tra lại để tiến hành khám sức khỏe nếu như giấy khám sức khỏe trước đó đã hết thời hạn quy định. Việc này sẽ không làm bạn phải mất công nộp trước một bản giấy khám sức khỏe không có giá trị. Đồng thời bạn có thể sắp xếp được thời gian đi khám sức khỏe nếu như kiểm tra kịp thời.
Yếu tố thời hạn giấy khám sức khỏe là một trong những yêu cầu để bạn có thể tiến hành làm giấy khám sức khỏe đúng với quy định.
Thứ nhất, hồ sơ khám sức khỏe của cá nhân khi thực hiện khám sức khỏe cần phải chuẩn các giấy tờ sau:
- Giấy khám sức khỏe đúng với mẫu quy định kèm theo Thông tư 14/2013/TT-BYT
- Ảnh chân dung của người khám sức khỏe (cỡ 04 x 06 cm). Yêu cầu chụp trên nền trắng và ảnh chụp trong thời gian không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ khám sức khỏe.
- Có văn bản đồng ý của cha mẹ, người giám hộ hợp pháp đối với trường hợp người khám sức khỏe mất năng lực hành vi dân sự, không có năng lực về hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự.
- Đối với trường hợp người khám sức khỏe là lao động đến khám định kỳ thì cần có tên trong danh sách khám sức khỏe định kỳ của cơ quan, tổ chức nơi làm việc xác nhận. Nếu đến khám định kỳ đơn lẻ thì phải có giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức nơi người khám làm việc.
Thứ hai, việc thực hiện khám sức khỏe được thực hiện theo thời hạn giấy khám sức khỏe gồm những thủ tục như sau:
- Bước 1: Người khám sức khỏe nộp hồ sơ đến bộ phận tiếp nhận hồ sơ tại nơi khám sức khỏe.
- Bước 2: Cán bộ sẽ tiếp nhận hồ sơ và thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu ảnh và các giấy tờ liên quan (nếu có). Thực hiện đóng dấu giáp lai vào ảnh sau khi đã thực hiện đối chiếu.
- Bước 3: Thực hiện khám sức khỏe đúng với quy trình được hướng dẫn
Thứ ba, nội dung về việc khám sức khỏe theo quy định tại Thông tư 14/2013/TT-BYT gồm các nội dung sau:
- Trường hợp người khám sức khỏe từ đủ 18 tuổi trở lên không nằm trong trường hợp khám sức khỏe định kỳ thì nội dung khám sẽ được thực hiện theo nội dung được ghi trong Giấy khám sức khỏe. Được quy định tại Phụ lục 1 ban hành theo Thông tư này.
- Đối với trường hợp khám sức khỏe cho người chưa đủ 18 tuổi nhưng không thuộc trường hợp khám sức khỏe định kỳ thì sẽ khám theo nội dung ghi trong giấy khám sức khỏe. Được quy định tại Phụ lục 2 ban hành theo Thông tư này.
- Với các trường hợp thực hiện khám sức khỏe định kỳ thì nội dung khám sẽ thực hiện theo nội dung được ghi trong sổ khám sức khỏe. Được quy định tại Phụ lục 3 được ban hành theo Thông tư này.
- Đối với trường hợp khám sức khỏe theo tiêu chuẩn sức khỏe chuyên ngành thì việc khám phải thực hiện theo nội dung được ghi trong giấy khám sức khỏe. Được quy định theo mẫu của chuyên ngành đó.
- Đối với các trường hợp khám sức khỏe theo yêu cầu thì việc khám sức khỏe sẽ được thực hiện theo những nội dung mà người khám yêu cầu.
Trên đây là các thông tin về thời hạn giấy khám sức khỏe. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này, bạn đọc có thể nắm được những quy định về thời hạn của giấy khám sức khỏe để có thể làm được giấy khám sức khỏe đúng thời hạn.
Bạn đang muốn tìm hiểu huấn luyện viên cá nhân là gì và có những yêu cầu tuyển dụng cụ thể ra sao? Hãy cùng chúng tôi tham khảo rõ hơn qua bài viết sau.
Tìm hiểu ngành khoa học dinh dưỡng và ẩm thực là gì? Mục tiêu của ngành khoa học dinh dưỡng và ẩm thực là gì? Cơ hội việc làm và mức lương ngành này.
phóng viên là gì? phóng viên và nhà báo có giống nhau không? tố chất để trở thành một phóng viên là gì? click để tìm hiểu chi tiết về phóng viên nhé!