Sở thích trong CV – Những sở thích nên viết trong CV ứng tuyển

Mặc dù mọi CV xin việc thường bao gồm các phần chính như trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng cá nhân… Tuy nhiên bạn vẫn có thể cân nhắc thêm thông tin tùy chọn dựa trên vị trí công việc ứng tuyển. Đôi khi việc thêm mục sở thích có thể hỗ trợ một CV có ít hoặc không có kinh nghiệm chuyên môn trong việc tạo ra một điểm nổi bật để nhà tuyển dụng để ý đến bạn. Vậy sở thích trong CV có vai trò như thế nào? Những sở thích nên viết trong CV? Cùng congnghethucpham24h.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Những gì bạn cần biết về sở thích trong CV

1.1. Sở thích khác với mối quan tâm

Sở thích và mối quan tâm có liên quan chặt chẽ với nhau nhưng có thể không phải lúc nào cũng giống nhau. Sở thích là những hoạt động mà bạn tham gia, trong khi mối quan tâm là những ý tưởng hoặc chủ đề thụ động. Ví dụ: bạn có thể liệt kê “du lịch quốc tế” như một sở thích nếu đó là việc bạn làm thường xuyên. Nếu nhà tuyển dụng muốn biết thêm về sở thích đó, bạn có thể được yêu cầu trình bày nhiều hơn trong một cuộc phỏng vấn.

Sở thích khác với mối quan tâm

Sở thích khác với mối quan tâm

Nếu bạn quan tâm đến du lịch nhưng lại rất ít khi đi du lịch, đó sẽ được coi là một mối quan tâm. Bạn có thể đưa thông tin này vào CV của mình để cho các nhà tuyển dụng thấy rằng bạn sẵn sàng cho các công việc đòi hỏi phải đi du lịch đến các quốc gia khác nhau.

Tham khảo thêm: Mẹo viết kinh nghiệm làm việc trong CV gây ấn tượng

1.2. Khi nào nên đưa sở thích vào trong CV?

Trước khi thêm mục sở thích vào CV xin việc của bạn, hãy xem xét những gì bạn đang cố gắng truyền đạt cho các nhà tuyển dụng tiềm năng thông qua thông tin này. Sở thích mà bạn đưa vào CV sẽ cung cấp cho nhà tuyển dụng ý tưởng về cách bạn sử dụng thời gian và những kỹ năng bổ sung nào bạn có thể có. Mặt khác, sở thích có thể chỉ ra những chủ đề bạn hiện đang khám phá hoặc muốn khám phá, và điều đó có thể khiến bạn trở thành người phù hợp nhất với công ty hoặc không bao giờ.

Có một số tình huống trong đó thông tin về sở thích chỉ làm tăng thêm giá trị cho CV của bạn. Ví dụ: nếu bạn đang nộp đơn vào một công việc mà bạn có kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn, nhà tuyển dụng sẽ thấy những thông tin này hữu ích hơn so với những sở thích bạn chia sẻ.

Cần xác định sự cần thiết của sở thích trong CV

Cần xác định sự cần thiết của sở thích trong CV

Bạn nên cân nhắc đưa các sở thích vào CV ứng viên của mình khi:

+ Bạn không có nhiều kinh nghiệm phù hợp hoặc có sự hạn chế nào đó trong trình độ học vấn

+ Bạn không có nhiều kỹ năng phù hợp liên quan đến công việc mà bạn đang ứng tuyển

+ Nhà tuyển dụng coi trọng sự độc đáo và cá tính của các ứng viên

+ Nhà tuyển dụng yêu cầu ứng viên bổ sung thêm các sở thích vào CV

+ Tin tuyển dụng liệt kê các nội dung công việc hoặc yêu cầu phù hợp với sở thích và mối quan tâm của bạn

Trước khi viết một phần thông tin cho sở thích trong CV, hãy nghiên cứu kỹ về công ty nhận hồ sơ của bạn. Bạn phải xác định được nhà tuyển dụng có coi trọng những sở thích và đam mê của nhân viên ngoài công việc hay không. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu về văn hóa làm việc xem ở đó các sở thích và mối quan tâm được chú trọng nhiều hay ít.

2. Những sở thích nên viết trong CV ứng tuyển

2.1. Những điều cần lưu ý khi đưa sở thích vào CV

Thông tin về sở thích có thể tăng thêm sức thuyết phục cho CV của bạn và khiến nó trở nên thú vị hơn đối với các nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, bạn nên đảm bảo rằng mục tiêu nghề nghiệp, quá trình làm việc, trình độ học vấn và kỹ năng của bạn được ưu tiên trong CV.

Những điều cần lưu ý khi đưa sở thích vào CV

Những điều cần lưu ý khi đưa sở thích vào CV

Sở thích nên được đặt ở phần cuối cùng trong CV xin việc của bạn và được liệt kê kèm với một câu mô tả ngắn cho mỗi mục. Độ dài lý tưởng cho một chiếc CV ứng tuyển là gói gọn trong khuôn khổ 1 trang A4 tiêu chuẩn, vì vậy hãy điều chỉnh nội dung và độ dài của phần sở thích cho phù hợp với bố cục CV nhé.

Nếu bạn cần đưa sở thích vào trong CV theo yêu cầu của nhà tuyển dụng, hoặc muốn đưa thêm sở thích vào trong CV để nhà tuyển dụng có ấn tượng tốt hơn với bạn, hãy cân nhắc những yếu tố sau đây:

+ Sở thích hoặc mối quan tâm có tương tác với nội dung công việc hay không? Nếu có thì tương tác nhiều hay ít?

+ Sở thích có lành mạnh hoặc phù hợp với các tiêu chuẩn đạo đức và chuẩn mực xã hội hay không?

+ Sở thích tiết lộ thông tin cá nhân mà bạn có thể không muốn chia sẻ với nhà tuyển dụng

2.2. Nên đưa những sở thích nào vào trong CV xin việc?

Khi bạn tin tưởng rằng việc đưa các sở thích vào sơ CV sẽ giúp ích cho quá trình ứng tuyển của bạn thì bước tiếp theo là chọn các sở thích phù hợp để đưa vào trong CV.

Những sở thích nên đưa vào CV xin việc

Những sở thích nên đưa vào CV xin việc

Sau đây là gợi ý một số sở thích “đắt giá” nhất bạn có thể cân nhắc để đưa vào trong CV của mình.

2.2.1. Các môn thể thao

Thể thao là một trong những sở thích tốt nhất cho sơ yếu lý lịch của bạn. Việc có chơi một môn thể thao nào đó cho thấy bạn là một người luôn tràn đầy năng lượng. Đặc biệt nếu đó là môn thể thao nhóm thì có nghĩa là khả năng làm việc nhóm của bạn khá tốt. Ngoài ra, nếu bạn là đội trưởng của một đội thể thao nghiệp dư thì nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn có kỹ năng lãnh đạo và kỹ năng giao tiếp tốt. Cả hai kỹ năng này đều có giá trị cao trong bất kỳ môi trường làm việc chuyên nghiệp nào.

2.2.2. Hoạt động ngoài trời

Đưa các hoạt động ngoài trời như đi bộ đường dài hoặc cắm trại vào trong CV xin việc của bạn là một cách tuyệt vời để cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn có một cuộc sống cân bằng và khỏe mạnh. Một người biết chăm sóc cho cuộc sống của mình sẽ là một người tinh tế và có khả năng kiểm soát mọi thứ trong cuộc sống lẫn công việc.

Lựa chọn sở thích phù hợp với công việc ứng tuyển

Lựa chọn sở thích phù hợp với công việc ứng tuyển

2.2.3. Nghệ thuật

Sở thích có liên quan đến nghệ thuật sẽ giúp nhà tuyển dụng biết rằng bạn là người sáng tạo và có khả năng quan sát kỹ càng đến từng chi tiết nhỏ. Sở thích liên quan đến nghệ thuật đặc biệt thích hợp để đưa vào CV của bạn nếu bạn muốn làm việc trong một lĩnh vực sáng tạo hoặc tập trung vào thiết kế, như UX/ UI, quay phim hoặc giám tuyển nghệ thuật…

2.2.4. Du lịch

Nếu bạn thích đi du lịch, bạn có thể là người cởi mở, thích phiêu lưu và có tấm lòng rộng lượng. Du lịch là một sở thích tuyệt vời để đưa vào sơ yếu lý lịch của bạn nếu bạn đang nộp đơn cho các công việc yêu cầu bạn phải thường xuyên đi công tác nước ngoài, có kiến thức về các nền văn hóa và phong tục kinh doanh khác nhau hoặc liên quan đến môi trường làm việc trong một nhóm có các thành viên đến từ nhiều quốc gia khác nhau.

2.2.5. Tham gia câu lạc bộ nào đó

Nếu bạn thường xuyên sinh hoạt trong các câu lạc bộ, những người quản lý tuyển dụng sẽ đánh giá rằng bạn là một thành viên tích cực trong cộng đồng của mình và thích kết bạn giao lưu. Bạn cũng sẽ được đánh giá là có khả năng giao tiếp và tương tác tốt với những người khác.

Sở thích góp phần chứng tỏ các kỹ năng mềm

Sở thích góp phần chứng tỏ các kỹ năng mềm

2.2.6. Âm nhạc

Thưởng thức âm nhạc, chơi nhạc cụ hoặc sáng tác đòi hỏi rất nhiều ở tính kỷ luật, sự đổi mới liên tục và sự cống hiến. Ngoài ra, trở thành thành viên của một ban nhạc hoặc câu lạc bộ âm nhạc đòi hỏi cá nhân phải có kỹ năng phối hợp với những người khác. Thêm âm nhạc làm sở thích vào sơ yếu lý lịch của bạn là một lựa chọn an toàn cho bất kỳ ngành nào và thể hiện nhiều kỹ năng mềm có giá trị kèm theo đó.

Nếu bạn viết một chiếc CV xin việc truyền thống, bạn chắc chắn không nên đưa sở thích của mình vào CV vì chúng sẽ chiếm không gian quý giá và lãng phí vài giây quý giá mà nhà tuyển dụng dành để lướt qua các cột mốc sự nghiệp của bạn. Tuy vậy, trong một số tình huống, sở thích trong CV thực sự có thể làm tăng thêm sự nổi bật cho chiếc CV của bạn. Hãy tìm hiểu kỹ về cách viết sở thích trong CV và những sở thích nên viết trong CV để không bỏ lỡ cơ hội phỏng vấn nhé!

5/5 (2 bình chọn)
Tin liên quan