Phóng viên là một nghề được rất nhiều bạn trẻ yêu thích, tuy nhiên, những điều mọi người thấy ở nghề này vẫn chỉ là những điều ở bề nổi mà thôi. Việc trở thành một phóng viên đòi hỏi bạn cần có những tố chất phù hợp cũng như sở hữu cho mình niềm đam mê với nghề. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn làm rõ về nghề phóng viên là gì, những công việc của phóng viên và tố chất cần có khi theo đuổi việc làm này ra sao. Hãy cùng theo dõi ngay sau đây nhé!
Phóng viên được hiểu là những người làm việc tại các đài truyền hình, các tòa soạn, các hãng thông tấn, đài phát thanh,.... với nhiệm vụ chính là lấy tin, viết bài và đăng tải các thông tin đã được biên soạn tới mọi người.
Tuy nhiên, phóng viên rất “đa zi năng”, hộ không chỉ chịu trách nhiệm về phần nội dung mà còn bao gồm cả hình ảnh và đôi khi là người quay phim, chụp hình trong những trường hợp cần thiết.
Phóng viên sẽ có thể làm việc với duy nhất một chiếc máy quay, nhưng nhiều khi họ cũng làm việc theo cả một ekip. Thông thường, một ekip sẽ gồm có: phóng viên, biên tập viên, quay phim, bộ phận kỹ thuật, bộ phận âm thanh, bộ phận ánh sáng,... Làm việc theo một ekip đòi hỏi phóng viên cần có những bản tin chất lượng nhất, từ hình ảnh, nội dung, cho đến tư liệu đều phải chỉn chu và có tính chính xác cao.
Cùng làm việc trong ngành báo chí, có tính chất công việc viết bài như nhau, thế nhưng, phóng viên và nhà báo lại là 2 vị trí hoàn toàn khác nhau.
Điểm khác biệt lớn nhất chính là ở tấm thẻ nhà báo. Các nhà báo sẽ có thẻ nhà báo và có thể dễ dàng lấy tin, đăng bài dựa vào tấm thẻ “quyền lực” này. Tuy nhiên, phóng viên thì sẽ không như vậy. Mặc dù cũng làm trong các tòa soạn, nhưng họ chưa đủ “thâm niên” để có thể cấp thẻ nhà báo. Với việc lấy tin thì phóng viên sẽ được giấy giới thiệu của tòa soạn để được hỗ trợ trong quá trình thu thập tin tức, còn nếu không có giấy giới thiệu thì phóng viên sẽ cần tự thân vận động để có được tin mà mình mong muốn.
Cùng với đó, phóng viên không chỉ gói mình trong các tòa soạn mà họ có thể làm việc tại các đài truyền hình, các hãng thông tấn hay đài phát thanh,... Tuy nhiên, tính chất công việc cũng sẽ không quá khác biệt.
Một phóng viên nếu như muốn trở thành một nhà báo thì sẽ phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định của Luật báo chí. Cụ thể thì các điều kiện để được cấp thẻ nhà báo như sau:
- Là công dân nước Việt Nam
- Thường trú tại Việt Nam
- Có bằng cử nhân đại học trở lên
- Có ít nhất là 2 năm kinh nghiệm liên tiếp làm tại một tòa soạn, cơ quan báo chí cụ thể
So với phóng viên thì việc trở thành một nhà báo chính là một nấc thang mới mà những người làm phóng viên sẽ hướng tới. Bởi khi có thẻ nhà báo thì các công việc liên quan đến đưa tin, viết bài sẽ được tạo điều kiện hỗ trợ mang đến sự thuận lợi tốt hơn rất nhiều.
Những thông tin trên có lẽ đã giúp bạn phần nào hiểu được phóng viên là gì. Vậy, nếu như có sự yêu thích công việc này thì bạn đã biết những tố chất cần có của một phóng viên hay chưa?
Để trở thành một phóng viên tiềm năng trong tương lai, bạn sẽ cần hội tụ được những phẩm chất sau đây:
Với phóng viên, nếu như ngại khó, ngại khổ thì bạn sẽ chẳng thể nào theo đuổi được công việc này. Bởi đôi khi, việc lấy tin sẽ là cả một quá trình khi bạn sẽ có thể phải thực hiện vào giữa trưa khi trời nắng 40 độ, hay trong ban đêm khuya khoắt hoặc trong những ngày trời giá rét,... Bất kể thời tiết hay thời gian như thế nào thì chỉ cần có tin tức cần gấp là phóng viên sẽ cần sẵn sàng để chinh chiến, tiến hành thu thập thông tin quan trọng nhằm gửi tới mọi người.
Nếu như xác định theo đuổi công việc này thì bạn sẽ cần chuẩn bị một tâm lý vững vàng và tinh thần nhiệt huyết để có thể vững vàng thực hiện công việc cũng như sứ mệnh của mình. Việc làm phóng viên không hề “ngồi mát ăn bát vàng”, do vậy mà nếu không chịu đựng được thử thách, gian khổ thì bạn không nên theo đuổi nghề này.
Làm phóng viên đơn giản là lấy tin - viết bài - ký tên bài báo - đăng tải? Nghe có vẻ đơn giản và dễ dàng, thế nhưng, công việc của phóng viên rất áp lực và có nhiều thách thức. Để trở thành một phóng viên chuyên nghiệp thì bạn sẽ phải học hỏi rất nhiều.
Từ cách thức lấy tin như thế nào, truyền tải thông tin sao cho chuẩn, cách lấy hình ảnh, tư liệu, cách giao tiếp với các đối tượng liên quan đến bản tin,.... Tất cả đều cần được chú ý và cần có sự khôn khéo nhất định để công việc được thuận lợi, suôn sẻ hơn.
Không phải tự dưng mà cứ làm phóng viên là có thể đưa tin, viết bài tốt. Sự chuyên nghiệp chính là kết quả của quá trình phấn đấu, nỗ lực và học hỏi không ngừng. Vì thế, bạn cần có một tinh thần cầu tiến, ham học hỏi để bản thân có thể hoàn thiện và tốt hơn.
Một tố chất không thể thiếu của người làm phóng viên đó chính là sự trung thực và khách quan. Là những người truyền tải thông tin tới rất nhiều người khác, phóng viên chính là người có sự tác động, ảnh hưởng tới chiều hướng của dư luận, công chúng với đối tượng, vấn đề được đề cập. Đôi khi, việc tốt - xấu chẳng cần tìm hiểu chi tiết mà chỉ cần thông qua vài câu nói của phóng viên là có thể dẫn dắt dư luận.
Chính vì thế mà người phóng viên cần có sự khách quan trong việc nhận định thông tin cũng như truyền tải thông tin tới mọi người. Đảm bảo sự trung thực, chính xác cho mỗi tin tức mà mình cung cấp cho công chúng. Bởi đôi khi, chỉ là một câu nói thôi nhưng sức mạnh của dư luận sẽ có thể làm biến đổi rất nhiều điều.
Vì vậy mà giữ cho mình tính trung thực, khách quan sẽ là cơ sở để phóng viên đảm bảo về đạo đức nghề nghiệp của mình.
Một phóng viên thường sẽ phản ánh rất nhiều mặt của đời sống. Từ kinh tế, chính trị xã hội cho đến các vấn đề như môi trường, an ninh, an toàn thực phẩm,.... Vì thế mà việc có sự am hiểu các lĩnh vực sẽ là cơ sở để phóng viên có thể vận dụng tốt cho công việc của mình.
Bên cạnh những tố chất trên thì phóng viên cũng cần có khả năng viết lách tốt, biết cách truyền tải vấn đề, thông tin chính xác, đầy đủ và đúng định hướng. Tùy từng đơn vị mà phóng viên sẽ được phân công từng mảng nội dung khác nhau hay phụ trách nhiều mảng, tuy nhiên, tựu chung lại thì người phóng viên vẫn sẽ phải đi giao tiếp, tìm hiểu để thu thập được thông tin hoàn chỉnh nhất. Qua đó, sử dụng khả năng ngôn ngữ, viết lách để truyền thông tới mọi người sao cho kịp thời và đúng sự thật.
Công việc của phóng viên không phải là một công việc nhẹ nhàng, thậm chí còn có phần nguy hiểm. Vì thế, nếu như không thực sự đam mê và yêu nghề thì sẽ khá khó để bạn có thể bám trụ hay theo nghề trong thời gian dài. Mặc dù khó khăn là vậy nhưng phóng viên vẫn luôn là việc làm có sức hút lớn đối với những bạn trẻ, những người không ngại thách thức bản thân. Và đây cũng là việc làm sẽ rèn luyện bạn trở thành một cá nhân hoàn thiện hơn cả về năng lực lần phẩm chất.
Trên đây là những chia sẻ chi tiết về nghề phóng viên. Mong rằng, bài viết đã giúp bạn hiểu được phóng viên là gì cũng như tố chất cần có để trở thành phóng viên tương lai.
Bạn đang muốn tìm hiểu huấn luyện viên cá nhân là gì và có những yêu cầu tuyển dụng cụ thể ra sao? Hãy cùng chúng tôi tham khảo rõ hơn qua bài viết sau.
Tìm hiểu ngành khoa học dinh dưỡng và ẩm thực là gì? Mục tiêu của ngành khoa học dinh dưỡng và ẩm thực là gì? Cơ hội việc làm và mức lương ngành này.
phóng viên là gì? phóng viên và nhà báo có giống nhau không? tố chất để trở thành một phóng viên là gì? click để tìm hiểu chi tiết về phóng viên nhé!