Cùng tìm hiểu tại vì sao lại bị ngộ độc thực phẩm? Ngộ độc thực phẩm nên làm gì? Bài viết dưới đây sẽ giải thích giúp bạn các vấn đề trên.

Ngày càng có nhiều người trong quá trình ăn uống bị ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người ăn. Tại sao bị ngộ độc thực phẩm? Ngộ độc thực phẩm nên làm gì? Bài viết dưới đây congnghethucpham24h.com sẽ giải thích giúp bạn các vấn đề trên.

Ngộ độc thực phẩm cách nhận biết và xử lý

Khái quát về ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm là tình trạng bị nhiễm độc sau quá trình ăn uống phải những thực phẩm nhiễm độc, thực phẩm bị nhiễm khuẩn, thực phẩm chứa hóa chất độc hại, thực phẩm nhiễm bẩn, ôi thiu…

Khi bị ngộ độc thực phẩm có nhiều dấu hiệu khác nhau như: đau bụng, nôn, nhức đầu, đi ngoài nhiều lần, cơ thể mệt mỏi… 

Các trường hợp bị ngộ độc thực phẩm cũng khác nhau, có trường hợp bị nhẹ có thể điều trị và nghỉ ngơi tại nhà, với các trường hợp nặng có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cần được sớm đưa đến các cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời. Tránh hiện tượng để người bị ngộ độc thực phẩm ở nhà quá lâu ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.

Mọi người đều có thể bị ngộ độc thực phẩm do ăn uống phải những thực phẩm nhiễm độc, nhiễm khuẩn. Tuy nhiên có một số đối tượng có nguy cơ dễ bị ngộ độc hơn là: Người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mamg thai, người ốm… có sức khỏe yếu, hệ miễn dịch kém rất dễ bị ngộ độc.

Tham khảo thêm: Thực phẩm sạch là gì?

Cách nhận biết và xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm 

Cần nhận biết những dấu hiệu sau để nghĩ một người có khả năng bị ngộ độc thực phẩm:

  • Người vừa mới ăn thực phẩm, uống nước sau đó đã có những triệu chứng phát bệnh.

  • Nhiều người cùng sử dụng chung một loại thực phẩm và đều có dấu hiệu như nhau sau khi ăn.

  • Một số dấu hiệu điển hình sau khi sử dụng thực phẩm như: đau bụng, buôn nôn, nôn, đi ngoài nhiều lần, đau đầu…

  • Người có các triệu chứng lạ sau khi ăn phải các thực phẩm ôi thiu, thực phẩm nhiễm bẩn, thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.

  • Người có triệu chứng ngộ độc sau khi ăn thực phẩm tại những nơi kém vệ sinh, thực phẩm để lâu, thực phẩm tồn dư nhiều hóa chất độc hại.

  • Sử dụng các loại thực phẩm có hàm lượng độc tố cao như: củ sắn, măng tươi, cá nóc, nấm lạ, uống bia rượu chứa nhiều hóa chất…

Xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm: 

  • Đối với những trường hợp ngộ độc nhẹ như: nôn mửa, đi ngoài… cần phải có biện pháp gây nôn hoặc đi ngoài cho hết thức ăn. Sau đó cần bù nước cho người bị ngộ độc bằng cách uống nhiều nước lọc, nước hoa quả hoặc Oresol theo tỷ lệ pha đúng quy định. 

Người bệnh sau khi hết triệu chứng ngộ độc cần được nghỉ ngơi hoàn toàn, tránh làm việc ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể.

  • Đối với những trường hợp ngộ độc nặng như nôn quá nhiều kèm theo nhiều triệu chứng dau nhức cơ thể, mệt mỏi, khó thở… cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất đề được điều trị kịp thời.

Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm 

Do ngộ độc thực phẩm liên quan đến bữa ăn hàng ngày của mỗi người, mỗi gia đình, vì vậy cần có những cách phòng tránh hữu hiệu, thiết thực.

  • Lựa chọn thực phẩm sạch: Cần lựa chọn những thực phẩm tươi sống, còn mới, thực phẩm không bị ôi thiu, không sử dụng các loại thực phẩm hết hạn, thực phẩm tồn dư nhiều hóa chất, thuốc trừ sâu…

  • Lựa chọn thực phẩm tại cơ sở uy tín: lựa chọn các loại thực phẩm sạch tại các cơ sở cung cấp uy tín, có đầy đủ nhãn mác xuất xứ hàng hóa và được các cơ quan chức năng kiểm định đạt an toàn vệ sinh tiêu chuẩn cho người dùng. 

  • Không ăn quá nhiều các loại thực phẩm chứa nhiều độc tố như măng tươi, sắn. Khi chế biến các món ăn liên quan đến những loại thực phẩm này cần được sơ chế kỹ lưỡng, đảm bảo loại hết độc tố ra khỏi thực phẩm.

  • Không nên sử dụng các loại rượu, bia tại những cơ sở kém uy tín, thiếu an toàn vệ sinh thực phẩm.

  • Bảo quản kỹ lưỡng thực phẩm, đối với thời tiết nóng bức, thực phẩm sau khi sử dụng xong cần được cất vào tủ lạnh cho những lần sử dụng sau, tránh để bên ngoài có thể gây ôi thiu, không sử dụng được. Thực phẩm cần được đậy, che chắn cẩn thận tránh để ruồi, muỗi, các loại côn trùng đậu bám.

  • Thực phẩm cần được chế biến một cách cẩn thận, vệ sinh, đảm bảo ăn chín, uống sôi, không ăn các thực phẩm tái, sống

  • Cần vệ sinh tay chân sạch sẽ trước khi ăn uống.

  • Khi phát hiện có người bị ngộ độc thực phẩm cần được xử trí và đưa đến các cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị kịp thời.

Tham khảo thêm: Những thực phẩm làm mát cơ thể tốt nhất nên sử dụng

Trên đây là bài viết dấu hiệu và cách nhận biết ngộ độc thực phẩm, khi bị ngộ độc thực phẩm nên làm gì đây là căn bệnh tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho mọi người vì nó liên quan đến từng bữa ăn hàng ngày. Người tiêu dùng lên lưu ý lựa chọn các loại thực phẩm sạch, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chế biến khoa học, thực hiện ăn chín uống sôi để phòng tránh ngộ độc thực phẩm cũng như các căn bệnh khác. 

>>> Xem thêm các bài viết:

5/5 (2 bình chọn)
Tin liên quan