Việt Nam ta có nền nông nghiệp lúa nước từ lâu đời, do đó nền công nghiệp chế biến thực phẩm nước ta vô cùng phát triển. Cùng với đó, nền kinh tế ngày càng gia tăng nên ngành chế biến và công nghệ thực phẩm đang trở thành một trong những ngành có cơ hội việc làm vô cùng lớn. Để xin việc làm ngành công nghệ thực phẩm, bạn không thể thiếu CV xin việc. Trong đó, mục tiêu nghề nghiệp là phần quan trọng trong CV. Cùng tìm hiểu cách viết mục tiêu nghề nghiệp công nghệ thực phẩm ra sao nhé!
Mục tiêu nghề nghiệp công nghệ thực phẩm là những dự định, kế hoạch bạn vạch sẵn ra trong tương lai. Bất cứ ai trong cuộc đời đều có một mục tiêu, mong muốn, ước mơ riêng của bản thân mình, ngay cả khi đi xin việc cũng vậy. Nếu bạn có mục tiêu rõ ràng, cụ thể và vạch ra được hướng đi sẵn cho mình thì mới có thể tiến tới “cánh cửa” thành công.
Tầm quan trọng của mục tiêu nghề nghiệp
Trước hết chúng ta sẽ nói về vai trò của mục tiêu nghề nghiệp đối với chính bản thân ứng viên.
Đầu tiên, khi có mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng, bạn sẽ biết được mình muốn làm gì trong ngành công nghệ thực phẩm, có muốn phát triển bản thân hay không và phát triển bản thân theo hướng nào? Làm việc có định hướng một cách khoa học sẽ giúp bạn dành thời gian và công sức để tập trung hơn vào định hướng phát triển của bản thân. Bạn cũng sẽ không mất thời gian quan tâm tới một vài thứ không thực sự cần thiết.
Đồng thời để hoạch định ra được mục tiêu nghề nghiệp bạn cũng cần phải nhìn nhận lại toàn bộ quá trình học tập, cũng như tích lũy kinh nghiệm bản thân để đặt ra mục tiêu không quá xa vời. Qua đó bạn sẽ biết được bản thân mình đang ở đâu, cần phát huy những gì và tìm ra phương án khắc phục những gì còn thiếu sót. Việc hiểu rõ bản thân mình và có kế hoạch phát triển bản thân là rất cần thiết.
Cân nhắc khả năng hoàn thành mục tiêu nghề nghiệp
Bên cạnh đó khi xây dựng mục tiêu nghề nghiệp bạn cũng sẽ tìm hiểu sâu hơn về những tri thức, kiến thức trong ngành công nghệ thực phẩm. Điều này giúp bạn nâng cao trình độ cũng như kỹ năng chuyên môn. Đây đều là những bước đệm vững chắc giúp bạn tiến xa hơn trong sự nghiệp.
Khi tiếp xúc với CV xin việc của ứng tiên, mục tiêu nghề nghiệp là một trong những đề mục thu hút được sự chú ý của nhà tuyển dụng. Trong nhiều trường hợp nhà tuyển dụng phân vân giữa các ứng viên thì mục tiêu nghề nghiệp chính là cơ sở thông tin tham khảo để nhà tuyển dụng đưa ra quyết định cuối cùng.
Qua mục tiêu nghề nghiệp trong CV ngành công nghệ thực phẩm, nhà tuyển dụng sẽ biết được ứng viên có phù hợp với công việc mà họ đang tuyển dụng hay không. Hầu hết các nhà tuyển dụng đều sẽ kỳ vọng hoặc đặt ra định hướng phát triển cho vị trí công việc mà họ tuyển dụng. Do vậy họ luôn có xu hướng lựa chọn những ứng viên có định hướng phát triển sự nghiệp phù hợp với kỳ vọng hay hướng đi chung của công ty.
Nhà tuyển dụng thường khai thác kỹ mục tiêu nghề nghiệp của ứng viên
Bên cạnh đó, qua những mục tiêu của ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá xem người đó có khả năng gắn bó lâu dài với công ty hay khi đã “đủ lông đủ cánh” lại muốn rời khỏi công ty. Nhiều ứng viên chỉ muốn học hỏi kỹ năng và kinh nghiệm làm việc. Nhà tuyển dụng sẽ không muốn mất quá nhiều thời gian và chi phí cho việc đào tạo cho nhân viên mới, do đó họ sẽ nhìn vào các mục tiêu mà ứng viên đưa ra trong CV để dễ dàng đánh giá. Những ứng viên có khả năng gắn bó lâu dài với công ty tất nhiên sẽ được ưu ái hơn rất nhiều.
Mục tiêu nghề nghiệp ngành công nghệ thực phẩm trong CV xin việc cũng là bản đánh giá tính cách của ứng viên, bạn có phải là người bản lĩnh và cầu tiến hay không? Hay bạn là người thích sự ổn định và chỉ muốn “an phận” với vị trí công việc hiện tại? Những ứng viên dám đặt ra mục tiêu cao hơn để phấn đấu đạt được mới là những người bản lĩnh, có tư duy và tầm nhìn xa. Đồng thời họ cũng hiểu rõ bản thân mình thực sự muốn gì, bản thân mình đang có những gì và thiếu sót những gì.
Tham khảo thêm: Vị trí việc làm và cơ hội xin việc của ngành công nghệ thực phẩm
Đến đây thì bạn đã hiểu được tầm quan trọng của mục tiêu nghề nghiệp công nghệ thực phẩm rồi đúng không? Vậy thì hãy bắt đầu hoạch định ra mục tiêu nghề nghiệp của bản thân mình ngay nào!
Mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn
Trong CV xin việc ngành công nghệ thực phẩm có mục tiêu ngắn hạn, mục tiêu dài hạn, mục tiêu từ 3 đến 5 năm tới, mục tiêu cho sinh viên mới ra trường, mục tiêu cho người đã có kinh nghiệm. Mặc dù bạn vẫn được khuyên là không nên viết quá dài cho phần thông tin này, tuy nhiên để cho CV của bạn trông có vẻ khoa học và chuyên nghiệp hơn thì bạn nên chia mục tiêu nghề nghiệp thành 2 phần rõ ràng: mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn.
Mục tiêu ngắn hạn trong CV công nghệ thực phẩm là những dự định, kế hoạch trong tương lai gần của bạn. Bạn nên đưa ra những mục tiêu cụ thể và phù hợp với bản thân cũng như vị trí công việc, bên cạnh đó cũng cần phải dựa trên khả năng của bản thân và khả năng hoàn thành được mục tiêu.
Bí quyết để viết mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn đó là dựa vào yêu cầu mà nhà tuyển dụng đưa ra để viết sao cho phù hợp. Qua phần yêu cầu công việc, bạn cũng sẽ biết được nhà tuyển dụng cần gì ở một ứng viên tiềm năng.
Những con số thích hợp sẽ khiến mục tiêu của bạn có tính thực tế hơn
Bạn nên đưa những con số cụ thể vào trong nội dung mục tiêu ngắn hạn để chứng tỏ bản thân có sự đầu tư và định hướng rõ ràng chứ không phải tạo ra trong chốc lát để đối phó với nhà tuyển dụng.
Trong CV xin việc, mục tiêu dài hạn công nghệ thực phẩm sẽ được xây dựng dựa trên cơ sở hoàn thành mục tiêu ngắn hạn. Đồng thời mục tiêu dài hạn và mục tiêu ngắn hạn luôn có tính thống nhất và được xây dựng theo một lộ tuyến nhất quán.
Ứng viên nên phân tích kỹ bản tin tuyển dụng để xác định ẩn ý hay kỳ vọng của nhà tuyển dụng cho vị trí công việc mà bạn ứng tuyển, từ đó xây dựng mục tiêu dài hạn phù hợp. Cũng cần chú ý đừng hoạch định ra những mục tiêu quá xa vời vì khi đó nhà tuyển dụng có thể đánh giá bạn là người thiếu hiểu biết và không thực tế.
Ngoài ra, chúng tôi khuyến nghị bạn nên khéo léo đan cài một số thông tin nổi bật về kinh nghiệm làm việc và những thành tích nổi bật trong quá trình làm việc trước đây để “tranh thủ” gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.
Tham khảo thêm: Mức lương của người làm trong ngành công nghệ thực phẩm
Để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng bằng một mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng và khoa học, khi viết nội dung cho phần này ứng viên nắm rõ những lưu ý sau đây:
- Viết ngắn gọn, súc tích và đủ ý
Viết mục tiêu nghề nghiệp ngắn gọn và súc tích và đủ ý
Bạn không có quá nhiều khoảng trống cho mục tiêu nghề nghiệp trong một chiếc CV xin việc, bởi vậy hãy viết sao cho ngắn gọn mà vẫn đủ ý. Đừng quá lan man vì như vậy sẽ khiến CV của bạn quá dài mà lại không tập trung được vào trọng tâm nội dung muốn truyền tải.
- Hãy tập trung hơn vào vị trí công việc mà bạn đang ứng tuyển
Nhiều ứng viên chỉ đề cập đến những mục tiêu chung chung cho ngành công nghệ thực phẩm mà quên mất rằng điều mà nhà tuyển dụng cần là mục tiêu nghề nghiệp của bạn nếu được chọn cho vị trí công việc ứng tuyển. Một mục tiêu nghề nghiệp chung chung và mơ hồ sẽ “tố cáo” rằng bạn chưa thực sự tìm hiểu kỹ về công việc.
- Phân tích kỹ bản tin tuyển dụng và chọn lọc ra những từ khóa quan trọng. Sau đó bạn hãy áp dụng chúng để hoạch định mục tiêu nghề nghiệp. Điều này đảm bảo mục tiêu nghề nghiệp của bạn phù hợp với những gì nhà tuyển dụng mong muốn ở một ứng viên tiềm năng.
Tham khảo thêm: Những yêu cầu cần lưu ý của ngành công nghệ thực phẩm
Mục tiêu nghề nghiệp công nghệ thực phẩm là một phần thông tin tham khảo quan trọng trong CV xin việc của ứng viên. Bên cạnh đó ứng viên cũng có thể khéo léo đan xen một vài thông tin kinh nghiệm hay thành tích nổi bật của mình nhằm mục đích gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Hãy cùng congnghethucpham24h.com đọc kỹ những chia sẻ trong bài viết để hoàn thiện tốt phần Mục tiêu làm việc trong CV của mình nhé!
Cập nhật thông tin về mẫu giấy khám sức khỏe học sinh qua bài viết và nắm bắt cách điền nội dung hoàn thiện để việc quản lý hồ sơ học sinh hoàn thiện.
Giấy khám sức khỏe thi bằng lái xe A1 có phải là yêu cầu bắt buộc đối với người lái xe máy? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây mời bạn theo dõi.
Khi nào nên viết sở thích trong CV? Những điều cần lưu ý khi bạn muốn đưa sở thích vào CV. Những sở thích nên viết trong CV ứng tuyển của ứng viên.