Đã từ lâu, CV đã được ví là thứ vũ khí lợi hại giúp ứng viên chinh phục trái tim của nhà tuyển dụng và vị trí công việc yêu thích. Trong khúc dạo đầu đó, kinh nghiệm làm việc được xem là điểm nhấn quan trọng nhất và quyết định đến 70% khả năng tiếp cận được vị trí công việc mới. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách triển khai kinh nghiệm trong CV như thế nào để làm hài lòng nhà tuyển dụng. Thấu hiểu được điều đó congnghethucpham24h.com mang đến bạn bài viết dưới đây. Hãy cùng congnghethucpham24h.com đọc và rút ra những kinh nghiệm xương máu cho mình nhé.

1. Tầm quan trọng của kinh nghiệm làm việc trong CV xin việc 

Trong một bản CV hoàn chỉnh, kinh nghiệm làm việc là nội dung quan trọng mà nhà tuyển dụng mong muốn nhìn thấy đầu tiên, đồng thời là trường nội dung giúp cho ứng viên khẳng định được năng lực làm việc của mình rõ ràng nhất. Do đó, trước khi viết CV xin việc, bạn cần định hình rõ ràng về tầm quan trọng của kinh nghiệm làm để có thể định hướng cho mình cách mô tả kinh nghiệm sao cho chuẩn nhất và đúng với ý đồ của nhà tuyển dụng nhất. 

Tầm quan trọng của kinh nghiệm làm việc trong CV xin việc 

Tầm quan trọng của kinh nghiệm làm việc trong CV xin việc 

Đặt vào tư cách ứng viên, dễ thấy những kinh nghiệm làm việc đã được tích lũy trong quá khứ chính chính là bước đệm tốt giúp bản thân người tìm việc phát triển sự nghiệp của mình lên những vị trí công việc cao hơn. Đây cũng đồng thời là nền tảng giúp ứng viên thích nghi nhanh chóng với môi trường làm việc, tính chất công việc cũng như dễ dàng tiếp thu những tri thức mới ở môi trường làm việc mới. 

Còn đối với nhà tuyển dụng, kinh nghiệm được trình bày trong CV xin việc chính là thước đo năng lực chính xác nhất của ứng viên. Thông qua kinh nghiệm làm việc, họ có thể nhìn thấy được mức độ hoàn thành công việc, tiến độ công việc được giao phó của ứng viên đó như thế nào, khả năng đáp ứng được nhưng yêu cầu công việc và kỳ vọng của doanh nghiệp cho ứng viên đó ra sao. Đây cũng đồng thời là tiêu chí quan trọng nhất mà mọi nhà tuyển dụng của mọi vị trí thường đặt ra cho ứng viên của họ để có thể sàng lọc ra được gương mặt ưu tú nhất. So với một ứng viên có thế mạnh tiềm năng thể hiện qua kỹ năng hay mục tiêu nghề nghiệp, thông qua kinh nghiệm trong CV, nhà tuyển dụng có thể nhìn thấy rõ ràng những lợi ích nhãn tiền như họ sẽ tiết kiệm được bao nhiêu chi phí đào tạo nhân lực.

Kinh nghiệm làm việc trong CV có vai trò gì?

Kinh nghiệm làm việc trong CV có vai trò gì?

 Với vai trò quan trọng này, cho nên đầu tư công sức, thời gian để có ghi kinh nghiệm làm việc chuẩn chỉnh nhất chính là công thức giúp cho ứng viên nhanh chóng có được vị trí công việc như mơ ước. Vậy kinh nghiệm làm việc trong CV đặt ở đâu, ghi như thế nào cho chuẩn? Hãy cùng khám phá ngay câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé. 

Tham khảo thêm: Sở thích trong CV – Những sở thích nên viết trong CV ứng tuyển

2. Kinh nghiệm nằm ở vị trí nào trong CV xin việc?

Là một trong những nội dung quan trọng nhất trong CV xin việc, cho nên kinh nghiệm nên được ưu tiên trình bày tại các vị trí quan trọng, nằm ở không gian đầu của CV để lôi cuốn nhà tuyển dụng. Thông thường vị trí thích hợp để đặt kinh nghiệm làm việc thường là đặt ngay sau thông tin cá nhân hoặc ngay sau trình độ học vấn để giúp nhà tuyển dụng có một cái nhìn bao quát các kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành và những kinh nghiệm, trải nghiệm vận dụng tương ứng.

Kinh nghiệm nằm ở vị trí nào trong CV xin việc?

Kinh nghiệm nằm ở vị trí nào trong CV xin việc?

3. Hướng dẫn viết kinh nghiệm trong CV xin việc chuẩn chỉnh

3.1. Đối với ứng viên đã có kinh nghiệm làm việc 

 Nếu đã từng tích lũy kinh nghiệm trong quá khứ, đây sẽ là lợi thế giúp bạn “ẵm” trọn điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, lợi thế này chỉ có thể tỏa sáng khi nội dung này được trình bày theo quy chuẩn. Kinh nghiệm làm việc dành cho những người có kinh nghiệm nên được trình bày một số nội dung chính sau đây: Tên công ty, doanh nghiệp đã từng gắn bó, thời gian làm việc, vị trí công việc và mô tả cụ thể công việc đó. Bạn có thể trình bày đầy đủ kinh nghiệm của mình theo gợi ý sau đây: 

Công ty Cổ phần LT pay (6/2018 - 10/2019)

Vị trí: Quản lý nhà hàng 

 Hướng dẫn viết kinh nghiệm trong CV xin việc chuẩn chỉnh

Hướng dẫn viết kinh nghiệm trong CV xin việc chuẩn chỉnh

Mô tả công việc:

- Tổ chức training, kèm cặp nhân viên theo đúng tiêu chuẩn nghiệp vụ của nhà hàng.

- Tổ chức đánh giá kết quả đào tạo và thử việc.

- Kiểm soát chất lượng phục vụ và tạo sự hài lòng cho khách hàng.

- Giải quyết các vấn đề liên quan đến khách hàng tại khu vực.

- Kiểm soát và đào tạo nhân viên.

- Kiểm soát và sử dụng nguyên vật liệu, trang thiết bị, công cụ dụng cụ đảm bảo VSATTP trong bộ phận.

Đừng quên cấu trúc này để làm nổi bật thêm phần kinh nghiệm cho bản thân bằng cấu trúc trên. Hãy cố gắng trình bày rõ ràng, mạch lạc, khoa học để nhà tuyển dụng thực sự nhận ra được năng lực của bạn nhé.

Bên cạnh đó, bạn cần nằm lòng một số lưu ý về trình bày kinh nghiệm như sau:

- Chỉ nên chọn lọc những kinh nghiệm liên quan trực tiếp đến nội dung công việc bạn sắp sửa ứng tuyển. Vì nhà tuyển dụng chỉ quan tâm trực tiếp đến những điều có thể thúc đẩy hiệu suất công việc. 

- Với những ứng viên từng trải qua nhiều đơn vị làm việc trước đó hãy cố gắng trình bày kinh nghiệm của mình theo trình tự từ gần đến xa. Bởi lẽ, nhà tuyển dụng sẽ quan tâm nhiều hơn đến công việc mà bạn từng đảm nhiệm ở thời gian gần nhất để đưa ra kết luận cuối cùng.

3.2. Kinh nghiệm trong CV viết như thế nào nếu bạn vừa mới ra trường?

Đối với trường hợp bạn là sinh viên mới trường, kinh nghiệm không phải là thế mạnh mà đích thị là điểm yếu. Tuy nhiên, đừng vì vậy mà bỏ trống nội dung này, hãy cố gắng tận dụng những kinh nghiệm xương máu thời gian thực tập hay những cuộc thi, thành tích bạn đạt được thời sinh viên để tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.

Kinh nghiệm trong CV viết như thế nào nếu bạn vừa mới ra trường?

Kinh nghiệm trong CV viết như thế nào nếu bạn vừa mới ra trường?

3.3. Đối với những vị trí người đi làm nhưng chưa có nhiều kinh  nghiệm

Việc vận dụng những chi tiết trong kinh nghiệm cũ liên quan trực tiếp đến tính chất công việc sắp sửa làm cũng sẽ là một điểm cộng lớn giúp bạn tạo được ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng và gia tăng thêm sức mạnh đáng kể. Dĩ nhiên, điều đó không thể chắc chắn tạo một diện mạo hoàn thiện cho kinh nghiệm của bạn mà cần đến sự đóng góp của nhiều thành tố khác bao gồm: Kỹ năng, trình độ học vấn, mục tiêu nghề  nghiệp nổi bật nhất. 

Trên đây là toàn bộ những thông tin thú vị nhất xoay quanh cách trình bày kinh nghiệm làm việc trong CV. Hi vọng rằng, những thông tin trên đây sẽ thực sự hữu ích với tất cả các bạn.

5/5 (2 bình chọn)
Tin liên quan