Nếu hồ sơ của bạn thiếu giấy khám sức khỏe thi bằng lái xe A1 thì chắc chắn bạn sẽ không đủ điều kiện cũng như tiêu chuẩn để có bằng lái xe, đồng thời bạn cũng không được sử dụng xe máy để lưu thông trên đường. Làm giấy khám sức khỏe thi bằng lái xe A1 chưa bao giờ là khó, hãy xem bí quyết là gì với bài viết sau đây nhé.
Khám sức khỏe thi bằng lái xe máy A1 là một trong những yêu cầu bắt buộc của người lái xe. Chính vì vậy giấy khám sức khỏe thực sự cần thiết đối với những ai có ý định đi thi bằng lái xe máy hạng A1.
Việc không đảm bảo sức khỏe mà vẫn tham gia giao thông là hành vi rất nguy hiểm, không chỉ bản thân người lái xe mà còn ảnh hưởng tới tính mạng của những người tham gia giao thông khác. Đây cũng chính là lý do mà bạn không thể không chuẩn bị mẫu giấy khám sức khỏe để thi bằng lái xe A1.
Giấy khám sức khỏe thi bằng lái xe A1 sẽ là căn cứ quan trọng quyết định xem bộ hồ sơ thi bằng lái xe của bạn có được duyệt hay không. Nếu thiếu nó bạn chắc chắn sẽ chẳng bao giờ nhận được bằng lái và điều khiển xe máy một cách hiên ngang, hợp pháp cả.
Tham khảo thêm: Giấy khám sức khỏe lái xe B2 chuẩn nhất
Hiện nay, 2 hình thức khám sức khỏe cho người tham gia thi bằng lái xe A1 đang được sử dụng phổ biến đó là khám tuyển và khám định kỳ. Với người dự thi bằng lái xe hạng A1 sẽ thực hiện theo quy định khám sức khỏe sau đây:
Thông thường ở mẫu giấy khám sức khỏe nói chung và giấy khám sức khỏe cho người thi bằng lái xe A1 nói riêng thường có phần kê khai lịch sử bệnh lý của bản thân và gia đình.
Ở phần này, bạn sẽ có các gợi ý về một số bệnh nguy hiểm và người khám chỉ việc kê khai dưới dạng tích vào ô “CÓ” hoặc “KHÔNG” theo đúng tình trạng bệnh của bản thân.
Khi kê khai xong thông tin cá nhân, bác sĩ sẽ khai thác thêm thông tin về những bệnh lý mà người khám đã từng mắc. Từ đó đưa ra lời khuyên đối về chế độ dinh dưỡng cũng như cách sử dụng thuốc làm sao cho hiệu quả.
Sau đó, bạn sẽ được hướng dẫn đi khám ở 8 khoa lâm sàng khác nhau, lần lượt theo thứ tự được liệt kê ở tờ giấy khám sức khỏe. Bạn chỉ việc cầm tờ giấy này và để vào các bàn khám theo yêu cầu, đợi đến lượt rồi vào.
8 khoa khám bệnh lâm sàng mà bất cứ người học lái xe và chuẩn bị thi bằng lái xe A1 nào cũng phải đối diện đó là Khoa mắt, Khoa Tâm Thần, Khoa Tai - Mũi - Họng, Khoa nội tiết, Khoa Thần Kinh, Khoa Xương khớp, Khoa Hô hấp và cuối cùng là Tim Mạch.
Với mỗi khoa này, sau khi bác sĩ khám cho bạn xong họ sẽ ghi tình trạng bệnh nếu có vào nơi tương ứng. Và nếu có dấu hiệu gì bất thường họ sẽ tư vấn kỹ hơn để bạn nắm được tình trạng bệnh của mình.
Sau khi khám đầy đủ 8 khoa lâm sàng nêu trên, Bác sĩ trưởng khoa sẽ xem xét kết quả của bạn từ các chuyên khoa riêng biệt từ đó tổng kết và đưa ra kết luận về bệnh tình của bạn có đạt tiêu chuẩn để dự thi lấy bằng lái xe A1 hay không.
Khi khám sức khỏe thi bằng lái A1, người khám còn phải làm các xét nghiệm để kiểm tra nồng độ cồn trong cơ thể, hoặc có sử dụng chất ma tuý hay không.
Khám sức khỏe là một trong những yêu cầu bắt buộc vì vậy chỉ cần bạn tham gia đăng ký dự thi lấy bằng lái xe máy thì chắc chắn bạn sẽ phải đối mặt với nó. Để giữ cho tinh thần thoải mái, bạn hãy lưu ý một số điều sau đây trước khi đến cơ sở y tế để khám và lấy giấy khám sức khoẻ nhé.
Khi đến các cơ sở y tế để khám sức khỏe thi bằng lái xe A1, bạn cần xuất trình giấy tờ tùy thân như Chứng minh nhân dân hay căn cước công dân. Hãy nhịn ăn ít nhất là 8 tiếng, uống nhiều nước lọc để có được kết quả xét nghiệm chuẩn xác nhé.
Ngoài ra, bạn cũng nên mặc quần áo thoải mái để thuận tiện cho quá trình khám bệnh mà cơ thể lại không bị khó chịu.
Tham khảo thêm: Mẫu giấy khám sức khỏe đi máy bay
Tuy là mẫu giấy khám sức khỏe thi bằng lái xe là do bạn mua và cuối cùng là bạn sở hữu thế nhưng thông tin phải kê khai trên đây dường như rất ít. Người sắp thi bằng lái xe A1 chỉ cần điền vào thông tin cá nhân của mình bao gồm Họ tên đầy đủ, Ngày tháng năm sinh, Quê quán, Số chứng minh nhân dân/Căn cước công dân kèm theo Ngày cấp và Nơi cấp.
Ngoài ra, cũng kê khai thêm một số thông tin về tiền sử bệnh lý cá nhân để phục vụ cho quá trình tổng hợp kết quả của Bác sĩ.
Cuối cùng là ký tên để xác nhận mình đã thực hiện thăm khám đầy đủ theo quy trình của cơ sở y tế và những thông tin kê khai là hoàn toàn đúng sự thật.
Kê khai thông tin quá đơn giản, tuy nhiên để không mất công, mất sức và tốn kém chi phí thì trước khi đi làm giấy khám sức khỏe bạn hãy tham khảo những lưu ý mà vieclam123.vn chia sẻ ngay sau đây nhé:
Khi khám sức khỏe thi bằng lái xe A1, nhận được kết quả thì bạn hãy lưu ý một số bệnh sau đây sẽ không đủ điều kiện để tham gia thi lấy bằng, bao gồm: Rối loạn tâm thần cấp/mãn tính, không kiểm soát được hành vi; bị liệt vận động từ 2 chi trở lên; Bị cụt 1 tay hoặc 1 chân đồng thời 1 trong số các chi của tay, chân còn lại đang bị giảm chức năng; Thị lực nhìn từ xa <4/10 đối với cả 2 mắt, tính cả khi dùng kính, rối loạn nhận biết màu sắc cơ bản hoặc bị mù màu; sử dụng các chất có cồn, chất gây nghiện hoặc kích thích như rượu bia, ma tuý,...
Theo Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT, mẫu giấy khám sức khỏe lái xe A1 sẽ có giá trị sử dụng trong vòng 6 tháng kể từ ngày có kết quả tổng thể.
Ngoài ra, những ai còn băn khoăn về chi phí khám sức khỏe thi bằng lái xe A1 thì hoàn toàn có thể yên tâm, phí khám sẽ được thực hiện theo quy định của Nhà nước, giá dao động từ 200 - 400 nghìn đồng/lần khám đối với cơ y tế công, với những phòng khám tư nhân thì giá sẽ tùy theo từng đơn vị nhưng thường thì cũng không chênh hơn so với mức giá trên là mấy.
Tham khảo thêm: Danh sách bệnh viện được cấp giấy khám sức khỏe
Những thông tin về giấy khám sức khỏe thi bằng lái xe A1 đã được làm rõ qua bài viết trên đây. Congnghethucpham24h.com hy vọng mỗi ứng viên sau khi đọc xong sẽ sớm hoàn thiện hồ sơ và vượt qua kỳ thi sát hạch sắp tới.
Cập nhật thông tin về mẫu giấy khám sức khỏe học sinh qua bài viết và nắm bắt cách điền nội dung hoàn thiện để việc quản lý hồ sơ học sinh hoàn thiện.
Giấy khám sức khỏe thi bằng lái xe A1 có phải là yêu cầu bắt buộc đối với người lái xe máy? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây mời bạn theo dõi.
Khi nào nên viết sở thích trong CV? Những điều cần lưu ý khi bạn muốn đưa sở thích vào CV. Những sở thích nên viết trong CV ứng tuyển của ứng viên.