Việc khám sức khỏe là điều cần thiết với mỗi công dân trong từng hoạt động của mình. Không chỉ khám sức khỏe để đi làm, giấy khám sức khỏe đi học cũng vô cùng quan trọng để đảm bảo cho quá trình học tập, rèn luyện được hiệu quả và bài bản nhất. Vậy, chính xác hơn thì giấy khám sức khoẻ có ý nghĩa ra sao và cần lưu ý trong quá trình khám sức khỏe đi học? Hãy cùng congnghethucpham24h.com tìm hiểu kỹ hơn về giấy khám sức khỏe đi học nhé!
Việc sở hữu giấy khám sức khỏe đi học hay thực hiện việc khám sức khỏe nhập học có cần thiết và bắt buộc hay không là điều mà rất nhiều người quan tâm. Bởi việc quy định về giấy khám sức khỏe đi học sẽ quyết định tới việc thực hiện khám sức khỏe cho quá trình nhập học của mỗi cá nhân.
Thực tế, về cơ bản thì giấy khám sức khỏe đi học với học sinh là không bắt buộc. Tuy nhiên, với các sinh viên của các trường đại học, cao đẳng thì việc khám sức khỏe đi học sẽ là hoạt động không thể thiếu khi sinh viên tiến hành thủ tục nhập học của mình. Điều này đã được quy định rất rõ ràng tại khoản 5, điều 4 của Thông tư số 10/2016/TT-BGDĐT. Do đó mà tuỳ vào từng đối tượng cụ thể thì việc có giấy khám sức khỏe nhập học sẽ là bắt buộc hay không bắt buộc.
Thực tế cho thấy thì so với việc có bắt buộc hay không thì việc cho con em của mình thực hiện khám sức khỏe đi học là rất cần thiết. Đây sẽ là cơ hội để phụ huynh kiểm tra sức khỏe một cách tổng quát cho con của mình. Bởi vì dù ở độ tuổi nào đi chăng nữa, việc có một sức khỏe tốt mới có thể đảm bảo cho quá trình học tập được hiệu quả, thuận lợi và chất lượng hơn. Thông qua quá trình khám sức khỏe đi học sẽ đánh giá được tình trạng sức khoẻ hiện tại. Đồng thời, có thể nắm bắt nhanh chóng những nguy cơ, diễn biến sức khoẻ có thể xảy ra. Từ đó có thể nhanh chóng và kịp thời đề ra phương pháp để cải thiện, chữa trị.
Ở các nước phương Tây, cho dù ở bất cứ độ tuổi nào thì trước khi nhập học ở đầu năm học mới thì việc khám sức khỏe luôn là hoạt động được quan tâm hàng đầu. Thông qua đánh giá chung về tình trạng sức khoẻ của người học, nhà trường có thể sắp xếp cũng như cân đối chương trình học sao cho phù hợp với tình trạng chung nhất có thể hay có sự điều chỉnh với từng cá nhân có thể chất đặc biệt. Từ đó, giúp cho học sinh, sinh viên có được một lối sống lành mạnh, khoa học hơn.
Tham khảo thêm: Mẫu giấy khám sức khỏe học sinh
Những nội dung trong giấy khám sức khỏe đi học sẽ thể hiện những danh mục hay quy trình khám sức khỏe đi học mà người khám sẽ cần tiến hành trong trường hợp muốn có giấy khám sức khỏe đi học cho mình. Cụ thể thì các danh mục khám sức khỏe sẽ bao gồm: Khám thể lực, khám lâm sàng và khám cận lâm sàng.
Thể lực sẽ là nội dung đầu tiên mà người khám cần thực hiện kiểm tra trong quá trình khám sức khỏe đi học. Những chỉ số cần được đo lường sẽ gồm có: chiều cao, cân nặng, huyết áp, nhịp thở, chỉ số BMI, vòng ngực trung bình.
Sau khi kiểm tra và đo lường từng chỉ số cụ thể này, bác sĩ sẽ tiến hành ghi chép các con số đo lường được vào từng mục tương ứng trong giấy khám sức khỏe đi học để đảm bảo cung cấp thông tin chi tiết, đầy đủ, phục vụ cho quá trình đánh giá tổng quát cuối cùng đối với từng người khám cụ thể.
Khám lâm sàng sẽ là hoạt động kiểm tra thông qua những quan sát và kiểm tra ở bên ngoài. Đây sẽ là cơ sở để bác sĩ đánh giá tình trạng của người khám dựa trên các biểu hiện bên ngoài, từ đó có thể nắm bắt nhanh về tình trạng sức khoẻ của từng người cũng như đề ra được phương hướng cụ thể phục vụ cho quá trình khám cận lâm sàng với các xét nghiệm liên quan.
Dựa trên Thông tư số 10/2016/TT-BGDĐT thì quy trình khám lâm sàng sẽ gồm những nội dung như:
- Kiểm tra thị lực
- Kiểm tra răng hàm mặt
- Khám da liễu
- Khám phụ khoa (đối với nữ)
Với yêu cầu khám cận lâm sàng thì những nội dung khám cơ bản trong giấy khám sức khỏe đi học sẽ cần có như sau:
- Xét nghiệm nước tiểu
- Xét nghiệm đường huyết, công thức máu
- Chụp X-quang tim phổi
Bên cạnh những nội dung trên thì tuỳ theo yêu cầu của từng nhà trường, cơ sở giáo dục tương ứng mà người khám sẽ cần tiến hành kiểm tra hay thực hiện những xét nghiệm khác để phục vụ tốt nhất cho quá trình đánh giá cũng như đảm bảo về mặt sức khoẻ của mình cho việc học tập nói chung.
Giấy khám sức khỏe đi học có đắt không hay chi phí khám sức khỏe đi học là thông tin mà phụ huynh hay các bạn sinh viên vô cùng quan tâm trong quá trình khám sức khỏe đi học cho con hay cho chính bản thân mình. Thực tế thì chi phí khám sức khỏe đi học sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Ví dụ như cơ sở khám, gói khám và đối tượng khám.
Với các cơ sở khám sức khoẻ lớn, có uy tín thì chi phí có thể nhỉnh hơn, tuỳ thuộc vào việc lựa chọn gói khám ra sao mà mức phí sẽ có sự thay đổi. Cùng với đó, với những người có thể trạng tốt thì việc kiểm tra tổng quát cơ bản là có thể đảm bảo, tuy nhiên, với những người yếu hơn thì sẽ cần kiểm tra chuyên sâu hơn, do đó mà chi phí cũng sẽ tốn kém hơn.
Việc có giấy khám sức khỏe đi học tức là bạn đã trải qua một quá trình khám sức khỏe đi học với những đánh giá tổng quan nhất về tình trạng sức khoẻ của mình. Do vậy mà chi phí được đánh giá là không quá mắc để phù hợp với đối tượng học sinh, sinh viên, đảm bảo cho thế hệ tương lai của đất nước cho một điều kiện, nền tảng tốt nhất để phục vụ cho việc học tập, rèn luyện sau này.
Tham khảo thêm: Giấy khám sức khỏe bao nhiêu tiền? Giá các loại dịch vụ khám sức khỏe
Để sở hữu cho mình giấy khám sức khỏe đi học một cách nhanh chóng và thuận tiện thì bạn sẽ cần có sự chuẩn bị đầy đủ nhất về hồ sơ khám cũng như thể chất trước khi khám.
Về hồ sơ, bạn sẽ cần chuẩn bị:
- Ảnh thẻ cá nhân không quá 6 tháng với kích thước là 4x6cm.
- Bản photo có công chứng chứng minh thư/căn cước công dân.
- Hồ sơ, giấy tờ liên quan tới quá trình khám sức khỏe được thực hiện trước đó (nếu có).
Về thể chất, bạn sẽ cần chú ý:
- Lựa chọn trang phục thoải mái khi đi khám sức khỏe đi học
- Với những xét nghiệm như xét nghiệm máu, nước tiểu thì sẽ yêu cầu người khám cần nhịn ăn uống ít nhất là 6 tiếng trước khi tiến hành làm xét nghiệm. Do đó mà bạn nên lựa chọn thời điểm khám là buổi sáng để có thể đảm bảo tốt nhất các điều kiện liên quan cho quá trình khám sức khỏe đi học.
- Khi tiến hành việc chụp X-quang thì bạn cần tháo bỏ các vật dụng kim loại trên người mình. Bao gồm cả trang sức như nhẫn, khuyên tai, vòng cổ,...
- Trước khi đi khám cần tham khảo ý kiến của gia đình về các thông tin như tiền sử bệnh,... Điều này sẽ hỗ trợ cho quá trình đánh giá tình trạng sức khoẻ của bạn được chính xác và cẩn thận hơn.
- Với các bạn sinh viên nữ, không nên đi khám sức khỏe đi học khi trong thời gian kinh nguyệt. Nên đi sau khi đã hết kỳ kinh nguyệt từ 3 đến 5 ngày.
Tham khảo thêm: Bí kíp tải mẫu giấy khám sức khỏe xin việc chuẩn và đầy đủ nhất
Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về giấy khám sức khỏe đi học. Mong rằng bài viết đã giúp ích cho bạn trong quá trình khám sức khỏe đi học và sở hữu giấy khám sức khỏe đi học chuẩn xác nhất cho mình.
Bạn đang muốn tìm hiểu huấn luyện viên cá nhân là gì và có những yêu cầu tuyển dụng cụ thể ra sao? Hãy cùng chúng tôi tham khảo rõ hơn qua bài viết sau.
Tìm hiểu ngành khoa học dinh dưỡng và ẩm thực là gì? Mục tiêu của ngành khoa học dinh dưỡng và ẩm thực là gì? Cơ hội việc làm và mức lương ngành này.
phóng viên là gì? phóng viên và nhà báo có giống nhau không? tố chất để trở thành một phóng viên là gì? click để tìm hiểu chi tiết về phóng viên nhé!