Nỗi lo lắng trong thời gian mang bầu của các mẹ chính là vấn đề cân nặng. Mời các bạn tham khảo chế độ dinh dưỡng, chế độ ăn cho bà bầu không tăng cân dưới đây nhé!
Sự thay đổi một cách đột ngột khiến cho một số người bị sốc tâm lý. Vậy phải làm thế nào để ăn uống khoa học, hợp lý chỉ vào con mà mẹ tăng cân ít.
Trong quá trình mang thai thì cân nặng của mẹ cần phải tăng lên một trọng lượng nhất định. Nhưng với sự thiếu hiểu biết mà các bà mẹ Việt có cân nặng trong thời gian mang thai có khi vượt ngưỡng và cũng có trường hợp không đủ cân nặng để cung cấp dưỡng chất cho con. Theo nghiên cứu của viện dinh dưỡng Việt Nam, các bà mẹ nên tăng từ 10-14 khi mang thai và ít hơn là 7-8kg khi các bà mẹ có đang trong tình trạng thừa cân
Tăng cân không chỉ làm người mất cân đối về mặt thẩm mĩ mà nó còn gây nên nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm như sảy thai, chết lưu, hoặc chết non. Tác hại của mẹ bầu béo phì sẽ dẫn đến các bệnh như tình trạng cao huyết áp, tiểu đường và nguy cơ tiền sản giật, khó khăn trong việc kiểm tra siêu âm, khó đẻ con. Trọng lượng cơ thể của người mẹ tăng nhiều sẽ gây nên hiện tượng tích nước dẫn đến phù nề, khó khăn khi đi lại...
Thứ nhất: Bỏ qua suy nghĩ “ăn cho hai người”
Điều này hoàn toàn sai lầm nhất là trong những tháng đầu tiên của thai kỳ; em bé của bạn không cần quá nhiều chất dinh dưỡng như vậy. Các mẹ bầu và người thân luôn lo lắng sợ thai nhi không đủ dưỡng chất nên đã cho mẹ bầu ăn rất nhiều. Điều này không cần thiết mà chỉ làm cho mẹ bầu tăng cân không cần thiết. Cung cấp chất dinh dưỡng vừa đủ cho mẹ và bé dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ để tốt cho con và vừa đủ cho mẹ.
Thứ hai: Uống nhiều nước
Trong giai đoạn thai kỳ, mẹ cần phải uống nhiều nước, đảm bảo lượng nước cơ thể để cung cấp nước ối cho con cũng như tốt cho việc tiêu hóa của mẹ. Nước sẽ gây ức chế cảm giác thèm ăn, mẹ sẽ ăn ít đi mà không ảnh hưởng đến con.
Thứ ba: Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày
Ngoài 3 bữa chính sáng, trưa, tối các mẹ bầu phải ăn thì các mẹ có thể kèm theo các bữa phụ để lượng thức ăn đưa vào ít hơn, ăn đến đâu thì chúng ta có thể hấp thụ đến đấy, tránh các năng lượng dư thừa tích tụ hình thành nên mỡ.
Phân chia thành phần dinh dưỡng trong từng bữa ăn sẽ đảm bảo dưỡng chất cho mẹ và bé, cảm giác thèm ăn sẽ ít đi và điều hòa hơn vào những tháng đầu thai nghén khiến các mẹ mất sức.
Thứ tư: Hạn chế thức ăn nhanh và đồ uống có ga
Đồ ăn nhanh không tốt cho sức khỏe của người bình thường và đặc biệt lại có nguy cơ gây hại nhiều hơn nữa cho các mẹ bầu. Nhiều thành phần không tốt trong đồ ăn nhanh như lượng giàu mỡ cao, nhiều muối, chất tạo màu thực phẩm... gây khó khăn cho sức khỏe của bé, có thể bị dị tất và cơ chế sinh học của mẹ cũng bị đảo lộn
Thứ năm: Bữa sáng là vô cùng quan trọng
Sau một đêm ngủ dài, thì buổi sáng là thời điểm quan trọng trong việc nạp thức ăn để duy trì các hoạt động cho một ngày mới nhiều năng lượng. Bỏ bữa sáng sẽ không cấp đủ dinh dưỡng cho bé, mẹ sẽ rơi vào tình trạng mệt mỏi, gây cảm giác ức chế, khó chịu và tăng lượng thức ăn vào bữa sau gây tăng cân. Chính vì vậy các mẹ không nên xem thường mà bỏ qua bữa sáng.
Thứ sáu: Nhu cầu dinh dưỡng trong 3 giai đoạn: 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối
Vào mỗi giai đoạn khác nhau thì nhu cầu dinh dưỡng của mẹ và bé sẽ khác nhau. Chúng ta cần phải hiểu vào giai đoạn đó mẹ, bé cần gì thì chúng ta sẽ bổ sung đúng như thế và không bổ sung một cách thừa thãi.
3 tháng đầu của thai kỳ, các mẹ không cần bổ sung quá nhiều năng lượng. Bởi vì giai đoạn này hệ thần kinh của thai nhi đang phát triển nhưng chưa hình thành tổ chức tế bào. Nên mẹ vẫn phải bảo đảm chất đạm và các vi chất thiết yếu dành cho bé. Đặc biệt giai đoạn này mẹ cần phải bổ sung axit folic (vitamin B9) để phòng chống dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Axit folic ngoài dạng uống được các bác sĩ khoa sản chỉ định liều lượng, ngoài ra axit folic có trong nhiều các loại rau như súp lơ, bí đao, nấm, đậu và các cây họ đậu, mùi tây, hoa quả và nước ép trái cây... Mẹ cũng cần phải bổ sung đạm từ thịt, trứng, sữa, ngũ cốc nguyên cám... và nên ăn các loại rau có màu đậm như rau chân vịt, cải bó xôi...
3 tháng giữa. Đây là giai đoạn thai nhi hình thành phát triển hệ thần kinh, thính giác, thị giác, xúc giác một cách mạnh mẽ. Chính vì vậy, giai đoạn này các mẹ nên bổ sung các thức ăn có giàu canxi và sắt có trong hải sản, thịt bò... để giúp cho bé tăng cân một cách tốt nhất. Các mẹ cũng cần bổ sung thêm thực phẩm chức năng sắt và canxi uống vì lượng sắt và canxi chúng ta nạp vào từ đường thực phẩm không đủ để cấp cho thai nhi. Đặc biệt các mẹ nên hạn chế tinh bột và đồ ngọt.
3 tháng cuối. Là giai đoạn quan trọng nhất. Vào thời kì này lớp da và mỡ của bé đang tập trung phát triển mạnh. Vì vậy mẹ nên ăn nhiều các thực phẩm có nhiều tinh bột. Mẹ có thể ăn hai bát cơm mỗi ngày và uống 2 -3 ly sữa. Ngoài ra mẹ nên uống nhiều nước, ăn hoa quả: sữa tươi không đường; Nước dừa, nước mía; Đu đủ chín giúp mẹ bổ sung nước ối, tăng cân cho con mà không béo mẹ, giúp sinh con sạch sẽ.
Với những cách ăn như trên, các mẹ dễ dàng lên cho mình một thực đơn ăn vào con nhưng không vào mẹ suốt toàn bộ thai kỳ. Hãy trở thành các bà mẹ bầu thông thái trong việc bảo vệ cho mình và cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho con.
>>> Xem thêm các bài viết:
Bạn đang muốn tìm hiểu huấn luyện viên cá nhân là gì và có những yêu cầu tuyển dụng cụ thể ra sao? Hãy cùng chúng tôi tham khảo rõ hơn qua bài viết sau.
Tìm hiểu ngành khoa học dinh dưỡng và ẩm thực là gì? Mục tiêu của ngành khoa học dinh dưỡng và ẩm thực là gì? Cơ hội việc làm và mức lương ngành này.
phóng viên là gì? phóng viên và nhà báo có giống nhau không? tố chất để trở thành một phóng viên là gì? click để tìm hiểu chi tiết về phóng viên nhé!