Biên tập viên là gì? Khám phá chân dung của một BTV chuyên nghiệp

Biên tập viên là một vị trí nghề nghiệp cực kỳ hot trong giai đoạn hiện nay. Được đánh giá là một việc làm năng động và có sức hút với giới trẻ, biên tập viên trở thành định hướng cũng như sự lựa chọn của rất nhiều bạn ứng viên cho con đường nghề nghiệp tương lai của mình. Vậy, chính xác thì biên tập viên là gì? tố chất cần có của một biên tập viên ra sao? Hãy cùng khám phá chân dung của một biên tập viên chuyên nghiệp với congnghethucpham24h.com nhé!

1. Lời giải đáp chi tiết về biên tập viên là gì?

Trong thời đại nội dung đang là yếu tố nhận được rất nhiều sự chú ý thì biên tập viên trở thành một vị trí công việc vô cùng tiềm năng mà các bạn trẻ quan tâm. Nhất là khi nội dung không chỉ xuất hiện trong sách, ấn phẩm mà đó còn là bản thảo chương trình, kịch bản phim, blog hay radio,... Vậy, cụ thể thì biên tập viên là gì?

Biên tập viên là gì
Biên tập viên là gì

Định nghĩa về biên tập viên thì Từ điển tiếng Việt đã có sự giải thích như sau: “Biên tập là việc biên soạn, góp ý kiến với tác giả, kiểm tra các sai sót của bản thảo và đảm bảo nội dung được chỉn chu, chính xác nhất trước khi được xuất bản”. Dựa vào khái niệm này, ta có thể hiểu biên tập viên chính là người kiểm tra bản thảo, xem xét nội dung của bản thảo đã phù hợp và đúng với mục đích xuất bản hay chưa, có còn lỗi sai nào hay không,.... và duyệt bản thảo trước khi được đưa đi in và xuất bản theo định dạng tương ứng.

Một cách tổng quát thì biên tập viên chính là người thực hiện và đảm nhận việc kiểm duyệt nội dung trước khi nội dung được xuất bản, đăng tải theo hình thức, định dạng tương ứng. Các vị trí biên tập viên thường thấy hiện nay đó chính là Biên tập viên truyền hình, biên tập viên sách, biên tập viên báo chí hay biên tập viên kịch bản phim,... Ở mỗi một nội dung thuộc lĩnh vực khác nhau ta lại có vị trí biên tập viên cụ thể tương ứng để đảm bảo tốt nhất với nội dung trước khi được đưa ra với công chúng. Chính vì thế mà yêu cầu cụ thể của từng vị trí biên tập viên sẽ có sự khác biệt nhất định.

Nhìn nhận trên mặt bằng chung hiện nay thì biên tập viên là một nghề nghiệp đóng vai trò quan trọng và luôn có nhu cầu tuyển dụng ở nhiều lĩnh vực, mô hình doanh nghiệp khác nhau. Nhất là ở thời điểm nội dung có sự đóng góp không nhỏ tới việc tiếp cận và thu hút khách hàng, khán giả thì biên tập viên ngày càng được coi trọng để đảm bảo cho quá trình kiểm duyệt, đánh giá nội dung được kỹ càng hơn trước khi gửi tới đối tượng công chúng phù hợp.

Tham khảo thêm: Kỹ sư công nghệ thực phẩm là gì?

Người kiểm soát nội dung
Người kiểm soát nội dung

2. Nhiệm vụ và vai trò của một biên tập viên hiện nay?

2.1. Nhiệm vụ chính của biên tập viên là gì?

Một biên tập viên sẽ có nhiệm vụ ra sao? Tìm hiểu nhiệm vụ của biên tập viên là gì sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vị trí cũng như công việc này.

2.1.1. Biên tập viên báo chí

Thực chất thì một biên tập viên không chỉ có nhiệm vụ đơn giản là soi lỗi. Công việc của họ được đánh giá là có sự phức tạp cũng như đa dạng hơn rất nhiều. Với một biên tập viên báo chí, họ sẽ là người chịu trách nhiệm sàng lọc nội dung, đảm bảo tin tức được lấy một cách chính xác, không bịa đặt và phản ứng đúng thực tế. Cùng với đó, biên tập viên cũng sẽ cần làm việc với phóng viên để chỉnh sửa bài báo, tin tức sao cho đúng định hướng và yêu cầu của chuyên mục cũng như tòa soạn, kiểm soát về hình ảnh minh họa, bố cục của bài báo cũng như đảm bảo không có lỗi chính tả, ngữ pháp trong nội dung,.. Chính vì thế mà biên tập viên báo chí được xem như một người đảm bảo uy tín cho tòa soạn cũng như các phóng viên, từ đó nâng cao hình ảnh của tờ báo trước công chúng cũng như củng cố niềm tin của độc giả với tòa soạn.

2.1.2. Biên tập viên truyền hình

Nhiệm vụ của biên tập viên
Nhiệm vụ của biên tập viên

Biên tập viên truyền hình cũng có nhiệm vụ tương tự, tuy nhiên, thay vì đứng sau ống kính thì họ sẽ có sự xuất hiện vô cùng chỉn chu trước ống kính để mang tin tức đến với khán giả truyền hình. Một biên tập viên truyền hình cũng giống như phóng viên vậy, họ sẽ cần tiếp cận nguồn tin chính xác, biên soạn thành tin tức dẫn trên truyền hình và truyền tải thông tin đó tới khán giả. Sự xuất hiện vô cùng bắt mắt của họ được đánh đổi bằng quãng thời gian vất vả trong việc lên ý tưởng cũng như tìm kiếm nguồn tin chính xác.

2.1.3. Biên tập viên xuất bản

Trong lĩnh vực xuất bản, biên tập viên sẽ có nhiệm vụ kiểm duyệt nội dung của một cuốn sách, một ấn phẩm trước khi tác phẩm đó được in ấn và xuất bản ra thị trường để đến với độc giả. 

Biên tập viên sẽ phải đảm bảo cả về nội dung lẫn hình thức của ấn phẩm, hình ảnh bìa minh họa, hình ảnh bên trong, nội dung của từng trang ấn phẩm, bố cục của mỗi trang sách ra sao,... Tất cả những công việc đó đều được thực hiện bởi biên tập viên xuất bản nhằm đảm bảo sự ra mắt của cuốn sách đó được chỉn chu và chuẩn xác nhất có thể.

2.2. Biên tập viên có vai trò cụ thể ra sao?

Một biên tập viên sẽ có những vai trò nhất định đối với tác phẩm, tác giả và công chúng đón nhận. Vậy, vai trò của biên tập viên là gì?

2.2.1. Giúp tác phẩm trở nên hoàn mỹ hơn

Một tác phẩm được tạo ra sẽ không có sự chỉn chu và chuẩn xác 100% ngay từ lần đầu tiên và mọi thứ chỉ trở nên hoàn mỹ khi nó được kiểm tra một cách kỹ lưỡng sau đó trước khi được đăng tải và đưa đến với công chúng. Và biên tập viên chính là người thực hiện nhiệm vụ này.

Vai trò của biên tập viên
Vai trò của biên tập viên

Các tác giả vì lý do khách quan hay chủ quan nào đó sẽ mắc một số lỗi nhất định trong tác phẩm của mình. Biên tập viên cần kiểm tra một cách kỹ lưỡng, “gạn đục khơi trong” để đảm bảo tác phẩm truyền tải được tốt nhất về nội dung, thông điệp cần gửi gắm. Cùng với đó là chắc chắn về diện mạo của mỗi tác phẩm đã phù hợp và chỉn chu nhất. Vì thế mà biên tập viên chính là người giúp cho tác phẩm trở nên hoàn mỹ, hoàn thiện hơn trước khi xuất hiện trên thị trường.

2.2.2. Vai trò kiểm tra quan trọng

Một người trong hoàng cung khi muốn xuất cung thì đều phải kiểm tra về lý lịch cũng như lý do xuất cung cụ thể. Một tác phẩm cũng sẽ có một quá trình kiểm tra như vậy và biên tập viên sẽ đóng vai trò như người gác cổng để thực hiện chức năng đó. 

Họ sẽ cần soi xét một cách kỹ lưỡng, đảm bảo không có sự sai sót về chính tả, ngữ nghĩa của từ, của câu văn trong nội dung. Với bất cứ nội dung nào đó chưa thực sự rõ ràng hay đúng với định hướng của cơ quan phát hành, của Đảng, Nhà nước thì biên tập viên cần có sự trao đổi với tác giả để điều chỉnh, thống nhất nội dung, định hướng sao cho phù hợp nhất. 

Thêm vào đó, biên tập viên cũng sẽ cần có sự công tâm khi sẵn sàng báo cáo hay đưa ra các hình thức kỷ luật với các tác giả có hành vi sao chép, xuyên tạc nội dung không phù hợp để đảm bảo công tác biên tập được thực hiện chỉn chu và đúng với chức trách, vai trò của mình.

2.2.3. Là cầu nối giữa độc giả và tác phẩm

Một vai trò không thể thiếu của biên tập viên chính là cầu nối giữa tác phẩm với độc giả. Độc giả mong muốn nhận được điều gì thông qua tác phẩm, tác phẩm đã chứa đựng cũng như truyền tải được nội dung phù hợp hay chưa?,... những điều này biên tập viên sẽ cần phải xác định cũng như nắm bắt được.

Cầu nối tác phẩm và độc giả
Cầu nối tác phẩm và độc giả

Thực tế thì không phải bất cứ tác giả nào cũng có tác phẩm hay và làm rõ được nội dung mình muốn nói. Vì thế mà biên tập viên sẽ cần đưa ra những gợi ý, sự chỉnh sửa để làm nội dung được rõ ràng, trau chuốt và dễ dàng được công chúng tiếp nhận hơn. Do vậy mà biên tập viên chính là cầu nối gắn kết độc giả với tác phẩm để cả 2 có thể tìm tới nhau, thấu hiểu nhau một cách kín kẽ nhất có thể.

Tham khảo thêm: Sự nghiệp là gì? Làm sao để nhận thức được đúng về sự nghiệp?

3. Lý do nào bạn nên lựa chọn nghề biên tập viên?

Khi đã hiểu được biên tập viên là gì cũng như xác định được nhiệm vụ, vai trò của biên tập viên thì theo bạn, đâu sẽ là lý do để bạn lựa chọn theo đuổi nghề nghiệp này cho mình?

3.1. Cơ hội nghề nghiệp rộng mở

Hiện nay, biên tập viên là một vị trí có nhu cầu tuyển dụng cao bởi hầu hết lĩnh vực nào cần có nội dung cũng đều cần đến người kiểm duyệt này. Từ báo chí, truyền hình, xuất bản cho tới điện ảnh, radio hay blog,... 

Nếu như trước đây, biên tập viên chỉ giới hạn trong báo chí, sách thì hiện nay, nó đã có sự ứng dụng đa dạng hơn rất nhiều. Với sự phát triển của internet, nội dung mạng ngày càng được quan tâm nhiều hơn và kéo theo đó chính là sự kiểm soát về nội dung được đăng tải. Điều này nhằm đảm bảo thu hút được độc giả cũng như mang lại uy tín cho thương hiệu trong việc cung cấp thông tin tới công chúng thông qua hệ thống internet. Bởi bất cứ thông tin sai lệch nào được đưa ra sẽ có sự ảnh hưởng rất lớn tới uy tín và chất lượng sau này. Vì vậy, biên tập viên cũng ngày càng được mở rộng hơn trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Tại sao nên lựa chọn nghề BTV
Tại sao nên lựa chọn nghề BTV

3.2. Mức thu nhập hấp dẫn

Một trong những yếu tố mà bạn nên lựa chọn nghề biên tập viên chính là mức thu nhập của vị trí này. Với xuất phát điểm, mức lương của bạn sẽ ở mức khá thấp khi dao động từ 5 - 7 triệu đồng, tuy nhiên, đến khi đã có kinh nghiệm và sự chín chắn hơn trong nghề thì bạn sẽ nhận được mức lương cực kỳ ổn định từ 7 - 10 triệu đồng/tháng. Và nếu là một biên tập viên chuyên nghiệp thì thu nhập từ 10 - 15 triệu đồng/tháng là hoàn toàn có khả năng.

3.3. Cơ hội thăng tiến trong tương lai

Để trở thành một biên tập viên không hoàn toàn dễ dàng. Với biên tập viên báo chí, bạn sẽ cần bắt đầu là một phóng viên và dần dần đi lên để trở thành một biên tập viên giàu kinh nghiệm cũng như thành thạo trong nghề của mình. Vì thế mà đây sẽ là vị trí giúp bạn tôi luyện về kiến thức, kỹ năng, để từ đó có được những vị trí cao hơn trên sơ đồ nghề nghiệp của mình. Ví dụ như vị trí tổng biên tập chẳng hạn.

4. Thách thức của biên tập viên trong tương lai ra sao?

Song song với các cơ hội cực kỳ rộng mở thì biên tập viên cũng phải đối mặt với những thách thức nhất định.

Thách thức đầu tiên có thể kể đến chính là áp lực công việc. Một biên tập viên sẽ phải chịu áp lực rất lớn khi cần phải đảm bảo nội dung đúng định hướng, chính xác về mặt câu từ, ngữ nghĩa. Cùng với đó là sự đảm bảo về giọng điệu, chất riêng của tác giả và đồng thời giúp độc giả, công chúng có thể dễ dàng tiếp cận với nội dung được đăng tải. Vì vậy mà có thể thấy biên tập viên sẽ chịu áp lực từ nhiều phía khác nhau và không khác gì “làm dâu trăm họ”. Và nếu không cẩn thận, chỉ với một sai sót nhỏ thôi thì người đứng ra chịu trách nhiệm cũng sẽ là biên tập viên. Đây sẽ là một thách thức cực lớn mà các bạn ứng viên cần xác định cho mình khi lựa chọn nghề nghiệp này. 

Thách thức của nghề biên tập
Thách thức của nghề biên tập

Một trong những thách thức lớn nữa với biên tập viên chính là việc nắm bắt cũng như cập nhật xu hướng. Điều này sẽ ảnh hưởng tới nội dung, định hướng cần truyền tải ra sao, cách thức trình bày, thể hiện như thế nào cho bắt mắt và hấp dẫn nhất. Yếu tố nội dung cũng có cần có tính cập nhật để đảm bảo phù hợp với thời đại cũng như xu hướng cách thức tiếp cận của công chúng. Do đó mà biên tập viên cần nhanh nhạy với thời cuộc để nội dung được tạo ra mang đến sự phù hợp tốt nhất.

5. Học gì để trở thành biên tập viên và tố chất cần có?

5.1. Ngành học phù hợp với biên tập viên là gì?

Lựa chọn chuyên ngành nào để trở thành biên tập viên là điều mà nhiều bạn ứng viên muốn biết khi xác định theo đuổi nghề nghiệp này. Vị trí biên tập viên sẽ phù hợp với những bạn có thiên hướng về xã hội, văn hóa hay các ngành về viết lách. Những ngành phù hợp mà bạn có thể lựa chọn như:

- Ngành báo chí

- Ngành truyền thông

- Ngành xã hội học

- Ngành luật

- Ngoại ngữ

Học ngành gì để làm BTV
Học ngành gì để làm BTV

Đây sẽ là các chuyên ngành giúp bạn có một nền tảng chắc chắn, phù hợp nhất cho việc trở thành một biên tập viên chuyên nghiệp trong tương lai.

Tham khảo thêm: Các trường đào tạo ngành công nghệ thực phẩm hàng đầu hiện nay

5.2. Tố chất cần có của một biên tập viên

Bên cánh sự phù hợp về chuyên ngành thì bạn cũng cần phải có cho mình những tố chất nhất định để trở thành ứng viên tiềm năng.

- Khả năng tư duy về ngôn ngữ

Làm việc với nội dung, chính vì vậy mà biên tập viên sẽ cần có khả năng tư duy ngôn ngữ tốt. Điều này sẽ giúp cho quá trình check lỗi cũng như chỉnh sửa nội dung của biên tập viên được hiệu quả, chính xác hơn, đảm bảo sự dễ hiểu cũng như tính logic cần có của tác phẩm.

- Sự tỉ mỉ và cẩn thận

Tố chất tiếp theo của biên tập viên chính là sự tỉ mỉ và cẩn thận. Nhiệm vụ chính của biên tập viên chính là kiểm tra, soát lỗi, kiểm duyệt nội dung. Do vậy mà sự cẩn thận, tỉ mỉ sẽ giúp biên tập thực hiện nhiệm vụ của mình một cách chuẩn xác hơn.

- Nhanh nhạy với xu hướng

Cập nhật và nắm bắt nhanh các xu hướng cũng là điều cần có của một biên tập viên. Với tố chất này, biên tập viên sẽ giúp tác phẩm có thể được công chúng đón nhận nhiều hơn, nổi bật hơn và tăng được sức cạnh tranh so với các nội dung tương tự. Chính sự linh hoạt này sẽ giúp bạn có được cho mình một chỗ đứng nhất định trong nghề nghiệp, lĩnh vực mà mình theo đuổi.

Tố chất cần có của nghề BTV
Tố chất cần có của nghề BTV

- Có mắt thẩm mỹ

Một trong những tố chất tưởng chừng như không liên quan nhưng lại rất cần thiết của biên tập viên chính là yếu tố thẩm mỹ. Tính thẩm mỹ sẽ giúp biên tập viên xây dựng tác phẩm trở nên bắt mắt và thu hút hơn. Từ đó, đảm bảo được sự xuất hiện ấn tượng và độc đáo nhất cho tác phẩm.

Bất cứ công việc nào cũng sẽ có những cơ hội và thách thức riêng, với vị trí biên tập viên cũng vậy. Nghề biên tập viên có thể vất vả trong việc chiều lòng nhiều người, thế nhưng, đây cũng là công việc giúp bạn rèn luyện được bản thân trở nên toàn diện hơn với kiến thức và kỹ năng cần có. Hy vọng rằng, bài viết đã giúp bạn hiểu được biên tập viên là gì cũng như công việc và tố chất của một biên tập viên chuyên nghiệp cần có.

5/5 (2 bình chọn)
Tin liên quan